Dưới góc độ một giáo viên chủ nhiệm, thầy cho rằng gia đình không cần thiết phải hỗ trợ học sinh học lại, thay vì lãng phí một năn, tốt hơn là nên lên kế hoạch và con đường khác cho em sớm hơn.
Trên thực tế, đây chính là kiểu học sinh "giả vờ nỗ lực" mà chúng ta đã biết. Có một vài học sinh thoạt nhìn rất chăm chỉ, rất nỗ lực nhưng thực chất, họ chỉ đang cố gắng giả vờ mà thôi.
Trong mắt giáo viên, điều quan trọng nhất là học sinh có đủ chăm chỉ hay không. Bởi một học sinh dù có thiên phú nhưng lười biếng, không chịu bồi đắp, nỗ lực thì về lâu về dài cũng không thể đạt thành tích tốt được.
Ngược lại, một học sinh có thể không có thiên phú nhưng lại nhận thức được tầm quan trọng của việc học, dồn tâm sức, dành thời gian cho việc học thì vẫn có thể đạt được kết quả tốt trong các kỳ thi.
Ảnh minh họa
Những học sinh "nỗ lực giả", dù là chính bản thân các em hay phụ huynh đều cần lưu ý vấn đề này, cùng là thức đến khuya để học bài, sẽ có sự khác biệt lớn giữa ngồi vào bàn và học hành thực sự với chỉ ngồi vào bàn cho có.
Bên cạnh đó, khi cảm xúc tiêu cực của học sinh tích tụ quá lâu sẽ phủ bóng đen u ám lên cả gia đình. Dù là thi đại học hay bất cứ kỳ thi quan trọng nào khác, phụ huynh cũng đừng quên để ý đến tâm lý của học sinh. Nếu tâm lý các em có vấn đề thì dù chăm chỉ học hành đến đâu cũng khó đạt điểm cao trong kỳ thi được, bởi suy cho cùng hiệu suất học tập là rất quan trọng.
"Hiệu suất học tập" ở đây nghĩa là hiệu quả học tập học sinh có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Giảm bớt khoảng thời gian lãng phí, học sinh sẽ tận dụng được thời gian có ích để học tập, sẽ biết ưu tiên khoảng thời gian quan trọng nhất để sắp xếp kiến thức trong ngày và ôn tập trước nội dung môn học.
Học sinh không biết lợi dụng thời gian để học tập chẳng khác gì đang lãng phí thời gian, hiệu suất học tập theo đó mà thấp đi. Sự chênh lệch về thành tích giữa học sinh này với học sinh khác thực chất phản ánh sự khác biệt về hiệu suất học tập giữa các em.
Kinh nghiệm của thầy Trương chỉ ra rằng, mức độ chăm chỉ của học sinh không đại diện cho việc các em sẽ đạt kết quả xuất sắc. Phụ huynh phải quan tâm đến thái độ học tập và hiệu suất học tập của học sinh, chỉ khi hiệu suất học tập được nâng cao thì thành tích mới có thể được cải thiện.