89% hiệu trưởng các trường cho biết nhà trường có hỗ trợ giáo viên thử nghiệm các phương pháp giảng dạy mới bằng công nghệ thông tin.
70% giáo viên cho biết họ thực hiện những hoạt động bằng thiết bị số trong quá trình chuẩn bị và lập kế hoạch bài dạy của mình như: tìm kiếm nội dung để sử dụng trong lớp học, chia sẻ nội dung giảng dạy với các giáo viên khác, tham gia vào dự án do đồng nghiệp xây dựng, chuẩn bị bài thuyết trình để sử dụng cho giảng dạy...
Quang cảnh hội thảo " Chuyển đổi số giáo dục - Từ cốt lõi đến toàn diện". |
Từ số liệu khảo sát, đại diện Ngân hàng Thế giới đã đưa ra những khuyến nghị cho ngành giáo dục TPHCM.
Đó là cần thiết kế các chiến lược để đảm bảo sự phù hợp giữa chính sách và quá trình thực thi. Trong đó, cần đặt giáo viên và học sinh vào trung tâm của chiến lược công nghệ giáo dục, chú ý đến các khối lớp thấp hơn để tăng cường tính nhất quán.
"Ngành giáo dục TPHCM cần phải xây dựng các cơ chế hỗ trợ nhằm hướng dẫn giáo viên sử dụng công nghệ trong giảng dạy, thay vì cho lập kế hoạch hoặc hoạt động mang tính chất hành chính", đại diện Ngân hàng Thế giới nói.
Chia sẻ tại hội thảo, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, ông Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, ngành GD&ĐT TPHCM xác định chuyển đổi số là giải pháp quan trọng hàng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo, là công cụ tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, là mục tiêu và động lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT của TP.
"Ngành GD&ĐT TPHCM xác định một số nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, xây dựng, phát triển dữ liệu số, tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở tất cả các cơ sở giáo dục. Hiện TPHCM đã triển khai kiến trúc tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin ngành GD&ĐT.
Đây là cơ sở quan trọng để kết nối hệ thống các phần mềm, tạo cơ sở dữ liệu dùng chung hiệu quả của toàn ngành. Dù đã đạt những thành tựu nhất định nhưng nhìn một cách tổng thể vẫn còn nhiều thứ cần điều chỉnh cho phù hợp để việc chuyển đổi số trong nhà trường thêm hiệu quả hơn", ông Hiếu cho biết.
Có chung góc nhìn với Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM, đại diện của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra những điểm yếu trong việc áp dụng công nghệ vào giáo dục ở TPHCM như khả năng tiếp cận - sử dụng công nghệ giáo dục của học sinh và giáo viên, tình trạng thiếu thiết bị, chất lượng kết nối Internet thấp, học sinh sử dụng các thiết bị bên ngoài trường học chủ yếu là để nghiên cứu (tìm kiếm thông tin) và giao tiếp thông qua mạng xã hội.
"Hầu hết thiết bị đang hoạt động bình thường tại trường học đều dành cho học sinh, nhưng chỉ được 50% giáo viên thực sự sử dụng trong lớp học ít nhất một lần một tuần. Hầu như không có trường học nào có thiết bị được điều chỉnh phù hợp cho học sinh khuyết tật", đại diện của Ngân hàng Thế giới chia sẻ.