Gỡ rối khoản vay khó trả cho sinh viên Thái Lan

Hải Yến | 29/11/2022, 07:43
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hơn 25 năm sau khi ra đời, chương trình Quỹ cho vay sinh viên (SLF) của Chính phủ Thái Lan đã gặp phải những chỉ trích.

Ông Chuan Leekpai khẳng định, SLF có mục đích giúp đỡ sinh viên nghèo và nó đã thành công trong việc giảm khoảng cách về cơ hội học tập. Ông cho biết sửa đổi hiện tại đối với đạo luật SLF sẽ mở đường cho nhiều vụ vỡ nợ hơn và làm suy yếu tính thanh khoản của quỹ. Ông cũng cáo buộc các trường đại học tư nhân khuyến khích sinh viên của họ không trả các khoản vay.

“Nếu chúng ta nhìn vào các con số, sinh viên vỡ nợ tại các cơ sở tư nhân rất cao. Tài chính là quan trọng, và trách nhiệm tài chính cũng vậy”, ông Chuan Leekpai lập luận và cho rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để khuyến khích việc hoàn trả khoản vay.

Tiến sĩ Kamolrat Intaratat, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quản lý Tri thức truyền thông và phát triển tại Đại học mở Sukhothai Thammathirat, tin rằng, chương trình cho sinh viên vay có lợi cho người thuộc nhóm thu nhập thấp hơn.

Hiện có những lời kêu cân nhắc về vấn đề tài trợ cho trường đại học và hỗ trợ sinh viên khi họ đang học đại học, thay vì hủy bỏ khoản nợ tích lũy. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ việc tăng trợ cấp của chính phủ cho trường đại học hoặc giáo dục đại học “miễn phí” sẽ được hỗ trợ như thế nào.

Các nhà vận động đòi xóa nợ cũng đang thúc đẩy mở rộng giáo dục miễn phí từ cấp tiểu học và trung học đến giáo dục đại học. Một số người cho rằng, điều này có thể giúp nhà nước ít thiệt hại hơn so với việc xóa nợ.

Ông Pumsaran Tongliemnak, quyền Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục bình đẳng, cho biết sẽ rất tốt nếu chính phủ có thể cung cấp giáo dục đại học miễn phí cho mọi công dân, nhưng thừa nhận rằng điều này có thể khó thực hiện.

Trong một chương trình đặc biệt được phát sóng gần đây về vấn đề SLF, ông Pumsaran Tongliemnak cho biết, trước đây, nhiều người không tin nền giáo dục của 1,4 triệu sinh viên đại học Thái Lan cần được trợ cấp vì cho rằng hầu hết các gia đình có đủ khả năng chi trả.

“Trong vài thập kỷ qua, học phí đại học đã tăng đáng kể”, ông Pumsaran nhấn mạnh, “Vì vậy, tôi nghĩ rất khó để thúc đẩy chính phủ chi trả cho giáo dục đại học của người dân”. Tuy nhiên, theo ông, SLF cần “điều chỉnh một chút”, chẳng hạn như dỡ bỏ các hình phạt nặng nề áp dụng cho những người không trả được nợ.

Đề xuất rút ngắn thời gian học tập

Bà Intaratat của Đại học mở Sukhothai Thammathirat cho biết, tình hình đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây. Bà nhấn mạnh, ngay cả khi học đại học được miễn phí, cũng không có nhiều bạn trẻ muốn theo học. Bây giờ, sinh viên muốn kiếm tiền và việc làm. Đa số sinh viên thích các khóa học ngắn hạn, các khóa học nhanh chóng có thu nhập như thiết kế đồ họa. Bà cho rằng cần thiết kế một hệ thống giáo dục khác. Trong khi đó, Bộ Giáo dục đang khuyến khích các trường đại học đưa ra các con đường thay thế.

Theo bà Intaratat, một trong những kế hoạch đang được xem xét ở Thái Lan là cho phép những người trẻ tuổi đi làm ngay sau khi đi học. Kiến thức họ thu được trong công việc có thể được lưu trữ trong “ngân hàng tín chỉ” để sử dụng sau này nếu họ muốn học lên cao hơn. Điều này có thể làm giảm thời gian sinh viên học để lấy bằng, ví dụ, giảm từ 4 xuống 2 năm và họ sẽ có tiền tiết kiệm được trong khi làm việc để học đại học.

Theo UWN

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/go-roi-khoan-vay-kho-tra-cho-sinh-vien-thai-lan-post616843.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/go-roi-khoan-vay-kho-tra-cho-sinh-vien-thai-lan-post616843.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gỡ rối khoản vay khó trả cho sinh viên Thái Lan