Cụ thể, học sinh cần có kỹ năng đọc, hiểu đề, phân tích đề và trình bày các ý đúng với yêu cầu của đề nhưng trong thực tế nhiều HS không có kỹ năng phân tích để đáp ứng yêu cầu đề. Đối với câu 2 và câu 3 (đề 2) rất cần kỹ năng sáng tạo. Các ý tưởng độc đáo cho câu hỏi mở (câu 2) và câu hỏi phụ (câu 3, đề 2) chắc chắn sẽ được đánh giá cao.
Đúng như dự đoán của các giáo viên và học sinh, đề thi tuyển sinh lớp 10 môn ngữ văn không sử dụng ngữ liệu trong sách giáo khoa, ngữ liệu phần Đọc- Hiểu được đưa vào với hình thức một bức thư của cô giáo gửi các học sinh của mình. Trong bức thư này, người giáo viên đã trích những đoạn từ cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" và bài thơ "Gửi mẹ" của nhà thơ Lưu Quang Vũ và tác phẩm "Mặt kính không vướng bụi" của triết gia nhỏ xinh Bao Nakashima. Từ những ngữ liệu đó, học sinh thực hiện các yêu cầu của đề thi.
Ở phần nghị luận xã hội, đề thi cũng thể hiện sự sáng tạo khi để học sinh được tự chọn một khổ thơ hoặc đoạn thơ khiến các em suy nghĩ về tình yêu nước của con người Việt Nam (ở đề số 1). Và ở đề số 2, từ một thông báo của câu lạc bộ lớn lên cùng sách, học sinh sẽ thực hiện các yêu cầu để viết về tình cảm gia đình.