Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư cho ngành sản xuất chip vào năm 2030. Nước có nền tảng giáo dục khoa học và công nghệ vững chắc, nhưng việc thiếu các công nghệ tiên tiến đã hạn chế sự phát triển rộng hơn của chuỗi cung ứng điện tử.
“Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam có tỷ lệ nội địa hóa thấp, hoạt động nghiên cứu phát triển chưa đồng bộ. Và nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn vẫn còn hạn chế”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận định về những thách thức khi nước ta đẩy mạnh đầu tư sản xuất chip.
Thời gian tới, Việt Nam dự kiến sẽ nhận được hàng triệu USD từ Đạo luật Khoa học và CHIPS của Mỹ, đồng thời là nơi đặt nhà máy lắp ráp và thử nghiệm lớn nhất toàn cầu của Intel. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ chia sẻ rằng đây sẽ là biểu tượng của sự tin tưởng. Số tiền chính xác tính theo USD sẽ được báo cáo đánh giá trong tháng 2 này.