Khi đó, ông là người ngày ngày chở em qua những con đường nhỏ tại Hà Nội, nuôi dưỡng em đạt ước mơ cuộc đời mình.
An Bình vẫn nhớ như in, có những thời điểm mà hai ông cháu đi xe cho kịp giờ học, nhưng chẳng may bị lốp xe bị thủng, trong túi cả hai chỉ còn 20.000đ, gọi cho mẹ không được vì điện thoại của ông hỏng mà lại còn giữa đường lớn, vậy là cả hai đành phải dắt bộ đến chỗ học mà tự an ủi nhau là sắp đến nhà thầy rồi…
Chị Thương Huyền mẹ của An Bình chia sẻ rằng cuộc đời chị đã lỡ một lần đò nên chị luôn lo lắng con gái sẽ không được hạnh phúc nhiều như những người khác. Vì vậy chị dành toàn bộ tâm lực cho con, khuyến khích con nuôi dưỡng ước mơ và chạm vào ước mơ đó.
Nữ sinh 19 tuổi thừa nhận nhiều khi vì áp lực mà bản thân em có cảm giác không còn bước vững trên con đường đã định. Mẹ Bình là người truyền cảm hứng cho em. “Mẹ vẫn nói không có áp lực không có kim cương. Vì đó, khi em vừa hoàn thành chương trình GCE A-Level (tương đương bằng cấp 3 ở Việt Nam) đã xác định bản thân phải đạt từ 1550 điểm SAT (Scholastic Aptitude Test) trở lên. Em lấy đây là mục tiêu cho cuộc hành trình dài của mình, cũng như khoảng cách an toàn cho bộ hồ sơ xét tuyển vào Đại học Aalto -ngôi trường lớn thứ 2 tại Phần Lan”- An Bình nói.
Được biết kỳ thì SAT là bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển Đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ. Và đúng như kỳ vọng của An Bình, chỉ trong lần thi đầu tiên sau 2 tháng ôn luyện không ngừng nghỉ cô nàng đã ẵm trọn 1580/1600 điểm. Ngay thời điểm đó, cô bé cho biết, rất nhiều trường Đại học tại Singapore đã gửi tới nhiều lời mời nhập học hấp dẫn cho mình, nhưng với ước mơ được chinh phục miền đất mới Phần Lan, An Bình đã từ chối và lựa chọn hướng đi mới chông gai và thử thách hơn.
Hiện, trong thời gian chuẩn bị các thủ tục để lên đường nhập học tại Phần Lan, thiếu nữ 19 tuổi này học thêm vẽ tranh sơn mài với mong muốn mang nghệ thuật này ra với thế giới với góc nhìn của riêng em.
“Nhiều người yêu nghệ thuật tại Việt Nam luôn tự hào vì đã có những họa sĩ tài danh không ngừng phát triển dòng tranh sơn mài. Các tác phẩm mỹ thuật hiện đại Việt Nam như: Ngựa Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm; Bình phong của Nguyễn Gia Trí; Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng và rất nhiều tác giả tác phẩm khác đã tạo dựng nên hình hài của sơn mài Việt Nam trong nền nghệ thuật hiện đại của thế giới thế kỷ XX. Và em cũng hy vọng tại một thời điểm nào đó, bản thân có thể đóng góp công sức cho việc giới thiệu ngành nghệ thuật nước nhà tới thế giới”- cô gái 19 tuổi bày tỏ.