Ryan Ong (24 tuổi) cũng là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến khi còn học cấp 2. Tháng 10/2022, Ong thuyết trình tại một trường đại học ở Malaysia về cách anh vượt qua việc bắt nạt.
Trong khi chuẩn bị bài thuyết trình, Ong đăng nhập vào tài khoản Facebook của mình để tìm kiếm những lời nhận xét gây tổn thương do những người bạn học cấp 2 khi đó để lại.
Hơn 10 năm sau, khi đọc lại những bình luận đó, Ryan vẫn cảm thấy nao núng, cho biết chứng trầm cảm và lo lắng tồi tệ hơn trong giai đoạn đó.
“Tôi được cho là đang tìm kiếm sự chú ý khi các bạn cùng lớp biết tôi có ý định tử tử. Họ bình luận yêu cầu tôi kết liễu cuộc đời mình cùng những điều khác. Điểm số của tôi ngày càng tệ do bị bắt nạt và cô lập", Ryan nói.
Không có ai hỗ trợ, Ryan tìm đến trò chơi điện tử như một lối thoát. Ở đây, anh tìm thấy một nhóm bạn hỗ trợ mình.
“Tôi trốn học vì giáo viên không hành động và sức khỏe tinh thần của tôi ngày càng tệ. Nhà trường đề nghị bố mẹ kiểm soát các thiết bị của tôi nhằm cải thiện điểm số. Bố mẹ tôi nghĩ đó là điều đúng đắn. Tuy nhiên, điều đó chỉ khiến tôi khép kín hơn", Ryan Ong nói và cho biết cha mẹ anh không thừa nhận việc bắt nạt đã diễn ra.
Hơn 10 năm sau, khi đọc lại những bình luận bắt nạt, Ryan Ong vẫn cảm thấy tổn thương. Ảnh: Today. |
Chia sẻ với Today, các nạn nhân cho biết họ sợ nói với cha mẹ vì không muốn bị tịch thu thiết bị di động. Một số người cũng cho biết cha mẹ của họ nói chỉ cần tắt thiết bị, hành động bạo lực mạng sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định phản ứng của cha mẹ có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, phụ huynh cần giữ bình tĩnh và hỏi ý kiến con cái về cách giải quyết.
“Ngày nay, việc cha mẹ phản ứng thái quá với nhiều thứ, thậm chí là bắt nạt dưới hình thức nhỏ là điều phổ biến. Đôi khi, trẻ em cần được tin tưởng để tự xử lý”, TS Anuradha Rao, người sáng lập CyberCognizanz (tổ chức nâng cao nhận thức về sức khỏe trên không gian mạng), nói và khuyên chỉ đến khi trẻ không thể tự mình giải quyết vấn đề, cha mẹ mới nên can thiệp.
Điều này có thể xác định qua dấu hiệu như sức khỏe cảm xúc của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ thể hiện một số hành vi tiêu cực như miễn cưỡng mở các ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội, hoặc trốn học.
TS Anuradha Rao cũng nhấn mạnh việc lấy thiết bị di động của nạn nhân có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn bởi cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên đan xen trong cả thực tế và trực tuyến. Việc tước quyền truy cập vào thế giới trực tuyến có thể khiến họ cảm thấy bị cô lập hơn.
Đối với những đứa trẻ bị bắt nạt trên mạng, bà Ann Hui Peng cho biết cha mẹ nên dạy chúng làm theo 4 bước:
Ngoài việc hành động khi trẻ em bị bắt nạt trên mạng, các chuyên gia an ninh mạng cho rằng cha mẹ cần giáo dục con cái tốt hơn về an toàn trực tuyến như một biện pháp phòng ngừa.
Tháng 9/2022, một cuộc khảo sát của Google với 500 phụ huynh Singapore có con 5-17 tuổi cho thấy cứ 10 phụ huynh thì có 3 người không cảm thấy con mình được cung cấp đầy đủ thông tin về các vấn đề an toàn trực tuyến.
Cuộc khảo sát cũng phát hiện ra rằng độ tuổi trung bình để một đứa trẻ sở hữu điện thoại di động là 10 tuổi, nhưng độ tuổi trung bình mà chúng được nói chuyện về an toàn trực tuyến là khoảng 13 tuổi.
Tiến sĩ Anuradha Rao khuyên cha mẹ không nên cho con cái truy cập internet cho đến khi chúng lớn hơn và có thể phân biệt đúng sai tốt hơn, giúp giảm nguy cơ chúng tiếp xúc với những tác hại trực tuyến.
Ngược lại, nếu phát hiện con là kẻ bắt nạt trên mạng, điều quan trọng, phụ huynh phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ của hành vi. Cha mẹ cũng nên giải thích cho con cái về tác động của việc bắt nạt đối với bản thân và nạn nhân của chúng.