Hiện trạng đường ven biển đẹp nhất phía Nam sau gần 2 năm thi công
Theo Lương Ý/VTC News•21/05/2025 13:24
Sau gần 2 năm thi công, tuyến đường ven biển 77 km nối Vũng Tàu - Bình Thuận đang băng băng về đích, một số đoạn đường và hạng mục cầu vượt đã hoàn thành.
Sau gần 2 năm thi công, tuyến đường ven biển nối Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) với Bình Thuận đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Nhiều đoạn đã định hình rõ nét, uốn lượn qua các đô thị ven biển và ôm sát bờ biển xanh. Dự án hạ tầng quan trọng này được kỳ vọng sẽ tạo cú hích mạnh mẽ cho phát triển kinh tế biển và thúc đẩy du lịch tại khu vực phía Đông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Gần hai thập kỷ sau khi được xây dựng, tuyến đường ven biển nối TP Vũng Tàu với tỉnh Bình Thuận được nâng cấp từ tháng 6/2023. Dự án do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, nhằm mở rộng mặt đường lên 6-8 làn xe, với vận tốc thiết kế đạt 80 km/h.
Theo ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, gói thầu cầu Cửa Lấp 2 - công trình quan trọng nối TP Vũng Tàu với huyện Long Điền - đã hoàn tất các hạng mục xây lắp chính. Đây là một trong những công trình trọng điểm trong dự án nâng cấp tuyến đường ven biển, góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng và kinh tế địa phương.
Tuy nhiên trên thực tế, đoạn đường dẫn phía TP Vũng Tàu lên cầu vẫn đang trong quá trình thi công, chưa hoàn tất. Vì vậy, hiện các phương tiện chưa thể lưu thông qua cầu. Đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, máy móc đẩy nhanh hạng mục đường dẫn lên cầu Cửa Lấp 2.
Công nhân đội nắng thi công dự án nâng cấp tuyến đường ven biển 77 km nối Vũng Tàu - Bình Thuận.
Tại khu vực nút giao với Quốc lộ 51, công tác mở rộng mặt đường lên 8-10 làn xe đã hoàn thành. Các đơn vị thi công đang tập trung lắp đặt hệ thống biển báo giao thông, hoàn thiện vỉa hè, trồng cây xanh và thảm cỏ.
Sau gần 2 năm thi công, cầu Cây Khế 2 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Việc đẩy nhanh tiến độ ở giai đoạn này nhằm sớm đưa công trình vào khai thác, góp phần hoàn chỉnh trục giao thông ven biển và tăng cường kết nối hạ tầng giữa TP Vũng Tàu và các địa phương lân cận.
Tại khu vực Đèo Nước Ngọt – một đoạn đèo dốc, quanh co trên tuyến đường ven biển – đơn vị thi công mở rộng tuyến bằng phương án xây dựng cầu cạn. Giải pháp này không chỉ giúp mở rộng mặt đường hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế nguy cơ sạt lở và giữ được cảnh quan tự nhiên khu vực.
Để đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình tại khu vực Đèo Nước Ngọt, nhà thầu đã triển khai đồng thời hai mũi thi công, tập trung vào công tác khoan cọc nhồi. Đây là bước then chốt nhằm tạo nền móng vững chắc cho cầu cạn, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cao và đảm bảo độ bền lâu dài trong điều kiện địa hình đồi núi phức tạp.
Cách Đèo Nước Ngọt khoảng 30 km, đoạn đường ven biển chạy qua khu vực các khu nghỉ dưỡng tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc được mở rộng lên 8 làn xe. Công trình được thực hiện nhờ nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch – nghỉ dưỡng. Việc đầu tư mở rộng tuyến đường không chỉ nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, thu hút du khách và tăng tính kết nối giữa các điểm đến ven biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Dự án đường ven biển Vũng Tàu – Bình Thuận có điểm đầu tại nút giao với đường 991B (TP Phú Mỹ) và điểm cuối nối với Quốc lộ 55 (huyện Xuyên Mộc), từ đó tiếp tục kết nối với tuyến đường ven biển hướng về tỉnh Bình Thuận. Sau khi hoàn thiện, tuyến đường sẽ thay thế trục giao thông ven biển hiện hữu, hình thành một hành lang kết nối liên hoàn giữa các khu vực kinh tế, du lịch trọng điểm phía Đông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sau gần 2 năm thi công, tuyến đường ven biển 77 km nối Vũng Tàu - Bình Thuận đang băng băng về đích, một số đoạn đường và hạng mục cầu vượt đã hoàn thành.
Trong gần 10 năm công tác, cô Mai Thùy Dương, giáo viên tiểu học tại Hà Nội, nhiều lần bị cha mẹ học sinh truy vấn: "Tại sao cháu thi toàn 9, 10 mà vẫn không được học sinh giỏi".
(GDTĐ) - Dự kiến năm học 2025-2026 với hơn 48.000 học sinh không vào được trường công lập, Hà Nội mở rộng cơ hội học tập qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên.
(GDTĐ) - Năm học 2025-2026, học phí lớp 10 tại một số trường công lập tự chủ ở Hà Nội khiến nhiều phụ huynh bất ngờ khi vượt xa cả nhiều trường tư thục, với mức cao nhất là 6,5 triệu đồng mỗi tháng.
Nếu đang có ý định thay đổi công việc trong giai đoạn tới, bạn nên ghi lại một số lưu ý khi nhảy việc cuối năm 2025 cho 12 con giáp để có một cú nhảy việc nửa cuối năm 2025 thật ngoạn mục nhé!
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp yêu cầu đẩy mạnh công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm, phòng, chống vi phạm pháp luật năm 2025.
(GDTĐ) - Dự kiến năm học 2025-2026 với hơn 48.000 học sinh không vào được trường công lập, Hà Nội mở rộng cơ hội học tập qua hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên.
(GDTĐ) - Năm học 2025-2026, học phí lớp 10 tại một số trường công lập tự chủ ở Hà Nội khiến nhiều phụ huynh bất ngờ khi vượt xa cả nhiều trường tư thục, với mức cao nhất là 6,5 triệu đồng mỗi tháng.
Phạm Vũ Tuấn Đạt làm việc tại Nvidia Việt Nam, trước khi trở thành một trong 8 sinh viên tốt nghiệp sớm với điểm xuất sắc của Đại học Bách khoa Hà Nội.