Hình ảnh đường vành đai 4 Hà Nội qua quận Hà Đông sau một năm thi công
Hạ Vũ•20/06/2024 07:22
Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn đi qua quận Hà Đông có chiều dài khoảng 5,5 km, với tổng diện tích đất phải GPMB là 68,16 ha, thuộc địa bàn 4 phường Phú Lãm, Phú Lương, Đồng Mai, Yên Nghĩa.
Sơ đồ tuyến đường Vành đai 4 qua quận Hà Đông.
Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội đoạn đi qua quận Hà Đông có chiều dài khoảng 5,5km, với tổng diện tích đất phải GPMB là 68,16ha, thuộc địa bàn 4 phường Phú Lãm, Phú Lương, Đồng Mai, Yên Nghĩa. Trong ảnh, vành đai 4 qua Hà Đông có điểm đầu ở phường Yên Nghĩa đoạn kênh dẫn nước trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, tiếp giáp với xã Đông La, Hoài Đức.
Tính đến ngày 13/6 vừa qua, tiến độ dự án vành đai 4 qua 7 quận, huyện gồm: Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín cơ bản đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, đối với các điểm thi công có nền đất yếu như ở quận Hà Đông, huyện Thanh Oai; đơn vị thi công chưa được bàn giao mặt bằng (đất nông nghiệp, đất ở, đất nhà xưởng, mộ chí, hạ tầng ngầm nổi hiện trạng... nên gặp khó khăn trong việc đảm bảo tiến độ hạng mục đắp gia tải của các đoạn xử lý đất yếu trước mùa mưa năm 2024. Ban QLDA đã chỉ đạo các nhà thầu thi công tập trung thi công hạng mục đắp cát trong tháng 6/2024 và cố gắng hoàn thành công tác gia tải trong tháng 7/2024.
Về tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), đến nay, đối với đất nông nghiệp cơ bản đáp ứng tiến độ (trừ phạm vi phải xử lý nền đất yếu chưa GPMB). Nhưng công tác GPMB với đất ở, tái định cư và di chuyển công trình ngầm nổi chưa đáp ứng theo tiến độ chỉ đạo. Theo ghi nhận, trên địa bàn phường Yên Nghĩa, Vành đai 4 phần lớn chưa thi công do vướng mặt bằng.
Từ khu vực tổ 6 phường Yên Nghĩa đến quốc lộ 21B, vành đai 4 đang triển khai xây dựng.
Hình ảnh vành đai 4 đang triển khai đoạn giao với quốc lộ 6.
Đây là một trong hai nút giao lớn của vành đai 4 đoạn qua quận Hà Đông.
Trên địa bàn các phường Phú Lãm, Phú Lương và Đồng Mai, vành đai 4 đang bước vào giai đoạn chuẩn bị để trải thảm mặt đường song hành.
Hiện một số đoạn của dự án đường vành đai 4 qua địa bàn quận Hà Đông đã hoàn thành phần đắp, gia cố nền đường, bắt đầu trải thảm mặt đường.
Khu vực qua quận Hà Đông ngoài đất nông nghiệp, đất ở, vành đai 4 đang vướng hạ tầng điện lực.
Hà Đông là quận có tốc độ đô thị hóa cao, dân số cơ học tăng nhanh. Việc triển khai thực hiện tuyến đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đoạn qua Hà Đông sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho giao thông, phát triển giao thương và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quận.
Đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có nhiều lợi ích thiết thực đối với quận Hà Đông, góp phần mở rộng không gian phát triển kinh tế - xã hội của quận, giảm ùn tắc giao thông tạo điều kiện giao thông dân sinh thuận lợi và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực hai bên tuyến đường.
Tuyến đường vành đai 4 còn giúp quận Hà Đông tăng cường khả năng kết nối, tạo động lực, tác động lan tỏa liên vùng, nâng bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của quận.
Các công trình giao thông trong đó có tuyến Vành đai 4 được kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên diện mạo đô thị mới của Thủ đô Hà Nội cũng như quận Hà Đông trong những năm tới, đồng bộ và văn minh, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập kinh tế thế giới, tạo động lực mới mang tính chiến lược trong phát triển Thủ đô và Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Tổng Bí thư nêu rõ: Quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân.
(GDTĐ) - Nhằm tri ân những người anh hùng đã hy sinh thầm lặng cho Tổ quốc, Câu lạc bộ Le Stella mang đến chương trình nghệ thuật La Luna Nosta – một đêm nhạc đặc biệt kể lại những câu chuyện tình yêu từ thời chiến đến hiện tại.
Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TPHCM mới có diện tích tự nhiên hơn 6.722km2 với 168 xã, phường, đặc khu; quy mô dân số hơn 14 triệu người.
Trước thời điểm chính thức vận hành TP.HCM mới, nhiều trụ sở UBND phường trên địa bàn đã đồng loạt thay bảng tên hành chính, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình sáp nhập.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký các nghị quyết chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban của HĐND các tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập. Tất cả nghị quyết đều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.
Từ 0h ngày 1/7, giá xăng trong nước quay đầu đi xuống do bắt đầu được giảm 2% thuế giá trị gia tăng VAT (còn 8%), trong khi giá dầu lại ngược chiều tăng.
Áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng; thẻ từ chính thức bị “khai tử”; bắt buộc thu thập sinh trắc học với người đại diện tài khoản ngân hàng của tổ chức. 3 thay đổi quan trọng kể từ ngày 1/7/2025.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.
Theo tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, giáo dục cần những chuyển động có lộ trình, không phải những cú sốc từ đề thi - nhất là khi người chịu ảnh hưởng trực tiếp là học sinh.
TP.HCM mới thành lập có 168 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 113 phường, 54 xã và 1 đặc khu. Tuổi Trẻ thông tin về địa chỉ trụ sở UBND các phường, xã, đặc khu của TP.HCM mới.