Mức phí đắt đỏ này một phần do theo quy định của Chính phủ Ấn Độ, mỗi trường y phải có một bệnh viện trong khuôn viên trường. Bệnh nhân tại bệnh viện trường đại học sẽ được trợ giá khám chữa bệnh. Để có thể trợ giá cho bệnh viện, các trường tư thục không được chính phủ hỗ trợ sẽ phải tăng học phí của sinh viên.
Chi phí tư thục cao khiến nhiều sinh viên trượt công lập lựa chọn học tập ở các nước có thế mạnh đào tạo y khoa không quá tốn kém như Nga, Ukraine, Trung Quốc, Đức... Ước tính, hơn 30 nghìn sinh viên Ấn Độ du học y khoa trong năm 2023.
Chính phủ Ấn Độ đang cố gắng giảm chi phí giáo dục y tế bằng cách tăng số lượng tuyển sinh tại các trường y công lập. Tuy nhiên, số lượng thí sinh cũng tăng cao do dân số trẻ. Do đó, tình trạng thiếu chỉ tiêu trường công và học phí tư thục đắt đỏ sẽ còn tiếp tục trong thập kỷ tới.
Hiện nay, học phí của chương trình cử nhân Y khoa và cử nhân Phẫu thuật (MBBS) tại các trường y không thuộc chính phủ là 1 – 2,5 triệu ruppe. Chương trình sau đại học có chi phí lên đến 30 triệu rupee. Đến năm 2035, học phí hệ cử nhân có thể tăng lên 2 - 5 triệu rupee. Học phí hệ cao học chưa có dấu hiệu thay đổi nhưng trong tương lai có nguy cơ tăng.
Theo CNBCTV18