"Bằng cách giao cho học sinh những vấn đề khó khăn và cần sử dụng nhiều kỹ năng, kiến thức để giải quyết, STEAM thúc đẩy học sinh vượt qua giới hạn, giải quyết vấn đề theo những cách mới lạ giải pháp mới, thường khác với những gì được thực hiện trước đây hoặc không tìm thấy đáp án trong sách giáo khoa", thầy Craig Gingerich nói.
Thầy Gingerrich nhấn mạnh STEAM thúc đẩy học sinh vượt qua giới hạn, giải quyết vấn đề theo những cách mới lạ. Ảnh: TNS. |
Bên cạnh đó, thầy Gingerrich nhấn mạnh trong giáo dục STEAM, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ, học sinh mới là trung tâm.
"Trọng tâm của STEAM là trao quyền cho học sinh áp dụng các kỹ năng của mình bên ngoài khuôn viên trường học, tập trung vào niềm đam mê và khuyến khích các em vươn cao", thầy Gingerich nhấn mạnh.
Cùng con tham gia chương trình, chị Nguyễn Thị Hạnh (Hà Nội) cho biết các trường học hiện nay đã triển khai chương trình giáo dục STEM/STEAM. Tuy nhiên, việc triển khai chưa đồng đều, trẻ mới chỉ được tiếp cận sơ lược, nhưng các con rất thích thú, tìm hiểu được nhiều kiến thức ngoài kiến thức cơ bản.
"Con trai mình thường tò mò về không gian, vũ trụ. Các chương trình STEAM sẽ giúp con được tiếp cận và thực hành nhiều hơn, giúp các con hiểu kỹ vấn đề thay vì chỉ được học lý thuyết", chị Hạnh nói.