Học sinh lớp 1 bật khóc, chống 'sốc' cho con thế nào?

14/09/2023, 12:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Học sinh vào lớp 1 thay đổi môi trường đột ngột, phương thức học tập cũng khác khiến nhiều em gặp khó khăn. Theo các giáo viên, hiệu trưởng trường học, phụ huynh cần có thời gian đồng hành, hỗ trợ, chống “sốc” cho con.

"Nếu trẻ không có thời gian từng học trước tiếng Anh từ mầm non sẽ không thể làm được những bài tập như vậy. Có hôm, bố hướng dẫn con học hơn 2 giờ mới xong bài. Sáng con cũng không được ngủ nướng nữa, phải dậy sớm đến trường. Chưa kể, ngoài học ở trường, con còn học thêm 2 buổi Tiếng Anh và kỹ năng sống ở ngoài trường nữa nên lịch học kín mít. Rõ ràng, từ bậc mẫu giáo, kỳ nghỉ hè con có nhiều thời gian vui chơi nên bước vào lớp 1 bị sốc", chị Hạnh nói.

Không ít học sinh gặp khó khăn

Cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh, giáo viên dạy học lớp 1, một trường tiểu học ở quận Cầu Giấy nói rằng, trước khi vào năm học mới, dù nhà trường đã có một số tuần đệm cho trẻ làm quen hoạt động học tập nhưng đến thời điểm này vẫn có những em gặp khó khăn. Nhiều em cầm bút, ngồi không đúng tư thế, có em nhớ bố mẹ, chưa quen với môi trường, phương pháp học mới.

Theo cô Vân Anh, bậc tiểu học, mỗi ngày trẻ tham gia hoạt động học tập các môn kéo dài 2 buổi/ngày, có thời lượng kiến thức khác biệt so với bậc mầm non. Lớp học đông, cô giáo không thể kèm cặp sát sao từng em mà mỗi giờ học chỉ có thể gọi một số em đọc, viết để cô chỉnh sửa lỗi nếu có.

"Do đó, ở nhà, học sinh rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của cha mẹ như: hướng dẫn con cách viết chữ, tiếp nhận thông tin từ cô giáo, cùng con chuẩn bị sách vở cho buổi học hôm sau, hỏi han chuyện trường lớp.... Phía giáo viên cũng có những hình thức động viên, khích lệ tinh thần như tặng hoa, tặng sao để cuối tuần đổi quà”, cô Vân Anh nói.

Bà Trần Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Bảo, quận Hà Đông (Hà Nội) nói rằng, đối với học sinh lớp 1 trong suốt năm học nội dung, kiến thức các môn như Toán, Tiếng Việt khá đơn giản. Hay như Tiếng Việt cần đọc hiểu, tập viết, nghe – viết đúng chính tả… Chương trình đã có thời lượng cụ thể để giáo viên dạy học, hướng dẫn học sinh do đó cha mẹ không nên cho con học trước, làm toán trước khi đến lớp các em mất sự hào hứng học tập. Ngoài ra, cha mẹ cũng đồng hành, hỗ trợ cùng con trong thời gian đầu chuyển cấp, không nên gây áp lực cho trẻ như cho đi học thêm, luyện chữ sớm.

"Học sinh chuyển cấp bao giờ cũng có sự bỡ ngỡ. Cha mẹ cần đồng hành, hỗ trợ cùng con trong thời gian đầu, không nên gây áp lực cho trẻ như cho đi học thêm, luyện chữ sớm", bà Trần Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vạn Bảo (Hà Nội).

Để tránh sốc hay tạo áp lực cho trẻ, những tuần đầu lớp học không nên tổ chức hoạt động dạy học mà cho các em hoạt động tập thể lớp, giới thiệu bản thân, gia đình, vẽ tranh, ca hát… để bộc lộ hết năng khiếu cá nhân.

Năm học 2023-2024 là năm thứ 4 học sinh học chương trình, SGK mới. Theo Bộ GD&ĐT, năm ngoái (tính đến hết tháng 5/2023) có hơn 50.000 học sinh lớp 1 bị đánh giá “Chưa hoàn thành” trong 4 mức đánh giá gồm: Xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành. Những học sinh trên đã phải học bồi dưỡng trong hè.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã yêu cầu các trường học không được kiểm tra, khảo sát đầu năm để phân lớp, đặc biệt không được tổ chức thi tuyển lớp 1. Đặc biệt, các trường tuyệt đối không được huy động các khoản đóng góp ngoài quy định
Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/hoc-sinh-lop-1-bat-khoc-chong-soc-cho-con-the-nao-c216a1501400.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/hoc-sinh-lop-1-bat-khoc-chong-soc-cho-con-the-nao-c216a1501400.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh lớp 1 bật khóc, chống 'sốc' cho con thế nào?