Học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa Đại học: Làm thế nào để tìm được ngôi trường “chân ái”?

13/06/2023, 08:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đứng trước quyết định quan trọng của cuộc đời, nhiều học sinh cuối cấp băn khoăn không biết nên nộp hồ sơ vào trường đại học nào, học ở đâu tốt hay ngành học nào có triển vọng? Nếu bạn cũng nằm trong số đó thì dưới đây là những điều bạn cần biết.

Bên cạnh áp lực thi cử, chọn trường cũng một bài toán khó khiến nhiều sĩ tử và phụ huynh phải đau đầu suy nghĩ. Bởi giữa vô vàn lựa chọn như hiện nay, để tìm được ngôi trường Đại học khiến bạn có cảm giác thuộc về, đồng thời mở ra những cơ hội trong tương lai, là điều không hề đơn giản.

Chọn trường đừng chỉ nhìn thứ hạng

Tại Việt Nam và ở nhiều nước châu Á, phần lớn học sinh khi đăng ký thi Đại học chỉ chú ý tới xếp hạng (ranking) của trường hoặc ngành học có thể “dễ xin việc” để ra trường không lo thất nghiệp và sớm ổn định. Trong khi đó, sự phù hợp - một yếu tố vô cùng quan trọng khi chọn trường, lại thường bị bỏ qua hoặc xem nhẹ.

Học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa Đại học: Làm thế nào để tìm được ngôi trường “chân ái”? - 1

Song thực tế là một ngôi trường có thứ hạng cao, nằm trong top đầu không đồng nghĩa với việc đó sẽ là ngôi trường lý tưởng với bạn, phù hợp với bạn. Yếu tố phù hợp nên được xem xét dựa trên ba phương diện: Phù hợp với khả năng và đam mê cá nhân; phù hợp về môi trường, tính cách, định hướng và cuối cùng là phù hợp với điều kiện tài chính.

Học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa Đại học: Làm thế nào để tìm được ngôi trường “chân ái”? - 2

Vậy nên, bạn đừng chỉ chăm chăm xem ranking của trường mà quên mất việc tự hỏi rằng bản thân mong muốn điều gì, thích làm gì. Ngành học ấy, ngôi trường ấy có thực sự dành cho bạn hay không? Trường chú trọng tới điều gì, phương pháp đào tạo thế nào, áp lực học hành thi cử ra sao? Và liệu rằng gia đình và bản thân bạn có thể chi trả học phí trong 3-4 năm sắp tới, chưa kể đến những chi tiêu sinh hoạt khác (nếu bạn phải ở nhà thuê)?

Không phủ nhận rằng vị trí của trường trên các bảng xếp hạng sẽ phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng, từ đó tác động tới quyết định của các bậc phụ huynh và sĩ tử. Tuy nhiên, khi khoảng về cách chất lượng đào tạo giữa các trường hiện nay không còn quá nhiều, quá trình học tập cũng không chỉ dừng lại trong sách vở hay trường học, thì việc chọn đúng ngôi trường phù hợp sẽ là bệ phóng giúp sinh viên có thể vươn xa trên con đường sự nghiệp sau này.

Đại học Phương Đông - ngôi trường thu hút hàng nghìn sinh viên mỗi năm

Tọa lạc trên phố Trung Kính, phường Yên Hòa (cơ sở 1) tại Hà Nội, Đại học Phương Đông là một trong những ngôi trường thu hút hàng nghìn sinh viên theo học mỗi năm. Với bề dày lịch sử gần 30 năm xây dựng và phát triển, Đại học Phương Đông đã khẳng định vị thế vững chắc bằng sự sự uy tín cùng chất lượng đào tạo vượt trội, xứng đáng là nơi quý phụ huynh có thể an tâm “trao mặt gửi vàng”.

Học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa Đại học: Làm thế nào để tìm được ngôi trường “chân ái”? - 3

Lựa chọn Phương Đông, sinh viên sẽ được thoải mái vẫy vùng với lĩnh vực yêu thích bởi trường đào tạo rất nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt là những ngành rất “hot” hiện nay như Quản trị kinh doanh, Truyền thông đa phương tiện, thương mại điện tử, Trí tuệ nhân tạo, Kiến trúc, Kỹ thuật xây dựng, Kinh tế và Quản lý xây dựng, Điện tử ô tô, tự động hóa, các ngành ngôn ngữ… Theo đuổi triết lý giáo dục lấy người học làm trung tâm, chú trọng tới thực tiễn, ĐH Phương Đông liên tục đổi mới và sáng tạo phương pháp giảng dạy nhằm mang đến những trải nghiệm học tập mới lạ, hiện đại cho sinh viên. Nhờ vậy, sinh viên ĐH Phương Đông không chỉ được khơi dậy niềm say mê, thích thú với việc học, mà còn có môi trường thuận lợi để phát huy năng lực và sở trường cá nhân.

Học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa Đại học: Làm thế nào để tìm được ngôi trường “chân ái”? - 4

Ngoài môi trường giáo dục đạt chuẩn, chương trình đào tạo chất lượng cũng là một thế mạnh nổi bật của ĐH Phương Đông. Sinh viên theo học sẽ được trang bị những modun kiến thức có hàm lượng thông tin cao và phương pháp luận tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, song song với việc được rèn luyện những kỹ năng hữu ích để tự tin tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường.

Bên cạnh đó, trường cũng sở hữu đội ngũ Giảng viên có kinh nghiệm và giỏi chuyên môn, là những Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến Sĩ, Thạc Sĩ tâm huyết với nghề, luôn sẵn sàng hỗ trợ cũng như truyền cảm hứng học tập cho sinh viên. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, ĐH Phương Đông cũng không ngừng cải thiện cơ sở vật chất: phòng học thoáng đãng, sạch sẽ trang bị điều hòa, máy chiếu, phòng máy hiện đại và yên tĩnh phục vụ cho nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên. Nếu cần học nhóm hay tổ chức hội thảo, bạn có thể chọn phòng học nhóm trong thư viện, phòng tài liệu và phòng máy tính kết nối Internet tốc độ cao. Từ thư viện, giảng đường, phòng học chuyên môn đến các không gian chung, từng góc nhỏ trong khuôn viên trường, đều được đầu tư và chăm chút vô cùng tỉ mỉ.

Học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa Đại học: Làm thế nào để tìm được ngôi trường “chân ái”? - 5

Một điểm cộng khác của ĐH Phương Đông là nhà trường dành tới 3 tỷ đồng cho quỹ học bổng với nhiều loại học bổng khác nhau. Đây không chỉ là một hình thức để khuyến khích học tập mà còn giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên về mặt tài chính. Cụ thể, các bạn sinh viên đáp ứng các tiêu chí về học lực, rèn luyện, đảm bảo những yêu cầu về mặt nội quy, quy chế của trường, có thể được xem xét nhận học bổng theo 3 mức:  Xuất sắc: 4.000.000đ/kỳ, Giỏi: 3.000.000đ/kỳ, Khá: 2.000.000đ/kỳ.

Ngưỡng cửa đại học là một trong những cột mốc quan trọng với cả học sinh cuối cấp. Và nếu bạn muốn tìm một môi trường học tập tuyệt vời, nơi bạn được trải nghiệm quãng thời gian tuổi trẻ quý giá, nơi mở ra nhiều cánh cửa giúp bạn có thể vững bước vào tương lai, thì ĐH Phương Đông sẽ là một lựa chọn đáng để cân nhắc.

Đăng ký tham gia xét tuyển sớm để tăng cơ hội trúng tuyển vào ĐH Phương Đông tại đây.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa Đại học: Làm thế nào để tìm được ngôi trường “chân ái”?