Thực ra thì việc đun sôi nước, cho muối, cho súp lơ xanh vào, rồi trông chừng 1 phút, rồi vớt ra để ráo nước, rồi rửa cả đống bát đĩa là một công đoạn rườm rà không cần thiết.
Hãy thử cho súp lơ xanh, khoai lang, súp lơ trắng, đậu Hà Lan, cà rốt hoặc bí (hoặc bất kỳ thứ gì khác trong tủ lạnh) vào lò vi sóng ngay từ hôm nay.
4. Uống nước
Đây không phải là mẹo để kiềm chế cơn đói – nếu bạn cảm thấy đói, hãy ăn. Nhưng đôi khi chúng ta lầm tưởng cơn khát là cơn đói, và cuối cùng chúng ta ăn vặt để rồi không thỏa mãn được cơn khát đó. Vì vậy, khi người Nhật cảm thấy không chắc, họ sẽ thử uống một ít nước và sau đó kiểm tra xem mình có còn muốn ăn gì nữa không.
Vào mùa hè, điều này lại càng quan trọng, khi mà chúng ta đổ mồ hôi nhiều và sẽ cần uống nhiều nước hơn bình thường.
5. Sử dụng các loại rau thơm và chất thơm để tăng hương vị
Các loại rau thơm tươi có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng bữa ăn. Nhưng thậm chí bạn cũng không cần phải luôn luôn sử dụng rau thơm tươi – hãy giữ sẵn một số loại rau thơm trong tủ và thoải mái thêm chúng vào bữa ăn.
Trong văn hóa nấu ăn tại nhà của người Nhật, nhiều công thức vẫn dựa vào gừng, tỏi, wasabi và tía tô (lá tía tô) để tăng thêm hương vị mà không làm món ăn bị ngấy. Một loại gia vị yêu thích khác dành cho nấu ăn tại nhà là furikake.
Hương vị không cần phải từ muối, đường hoặc dầu.
Những lời khuyên nêu trên có thể không nhiều, nhưng đó là mục tiêu. Các biện pháp quyết liệt thường mang lại kết quả nhanh chóng, nhưng thường không thể kéo dài. Còn các biện pháp nhẹ nhàng sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút, nhưng chúng có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
Nếu muốn ăn uống lành mạnh hơn một chút từ nay về sau, hãy nhớ rằng bạn không cần phải quay ngoắt lối sống 180o. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và duy trì sự nhất quán. Chỉ cần suy nghĩ về việc bổ sung vào những gì bạn đã có, hoặc thay đổi một chút thói quen ăn uống hiện tại. Chỉ vậy thôi là bạn đã làm được tới 90% rồi.