Giờ học tại Trường THCS Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội). |
Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác phân luồng, cô Nguyễn Thị Trúc Dạ cho biết, nhà trường quan tâm thực hiện công tác ngay từ đầu năm học lớp 8, 9, giúp học sinh có thêm hiểu biết về định hướng nghề nghiệp, sự phấn đấu cho năm học cuối cấp.
Hình thức hướng nghiệp được triển khai đa dạng, trong đó có lồng ghép trong các tiết sinh hoạt dưới cờ của khối 9. Các tiết tư vấn hướng nghiệp, lãnh đạo nhà trường, giáo viên thường xuyên trò chuyện cùng học sinh khối 9, động viên các em cố gắng học, quyết tâm để thi lớp 10…
Chia sẻ kinh nghiệm triển khai công tác hướng nghiệp, thầy Huỳnh Tấn Hoàng, hiệu trưởng Trường THCS Tam Phước (Châu Thành, Bến Tre) cho biết: Ngay từ đầu năm học, nhà trường tuyên truyền, định hướng cho học sinh lớp 9 chuẩn bị các điều kiện để thi tuyển sinh vào lớp 10 thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp. Đồng thời, định hướng cho học sinh chọn nguyện vọng các trường THPT, chọn tổ hợp phù hợp để học ở THPT.
Nhà trường cũng thông tin đến phụ huynh học sinh lớp 9 thông qua các buổi họp phụ huynh về định hướng công tác tuyển sinh lớp 10, định hướng nghề nghiệp cho học sinh để có định hướng cho con em mình.
Hoạt động này thực hiện sớm, “mưa dầm thấm lâu”, thường xuyên trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, các buổi ngoại khóa. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên trao đổi với học sinh lớp mình về công tác này, thăm dò và nắm bắt tâm tư học sinh để có các giải pháp cụ thể giúp đỡ các em.
Đối với các học sinh học lực yếu, thầy cô mời riêng cùng trao đổi, phân tích, định hướng phù hợp; tuy nhiên quyết định cuối cùng vẫn là học sinh và gia đình.