“Hồ sơ thì họ làm dưới trường, còn nhà cung ứng trước khi cấp phần mềm vẫn phối hợp với Phòng để tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng. Quá trình tập huấn không phải phát hiện ra lỗi, mà yêu cầu bổ sung một số nội dung để tiện sử dụng trong thời điểm đó. Có thể hiện nay chương trình mới nên có nhiều nhu cầu khác cần bổ sung.
Sắp tới sẽ họp hiệu trưởng để nghe ý kiến của các trường để hướng dẫn, khắc phục. Nhiều lúc năng lực nhân viên hạn chế lại nói phần mềm lỗi”, bà Hường nói thêm.
Cán bộ Phòng Tài chính huyện Can Lộc lại khẳng định phần mềm này Phòng GD&ĐT đã gửi tờ trình xin cấp kinh phí và huyện đã cấp 540 triệu đồng để phòng và các trường THCS, tiểu học thanh toán.
“Năm 2020, Phòng Giáo dục đã tham mưu cho UBND huyện để mua sắm thiết bị, UBND huyện căn cứ vào tờ trình tham mưu của Phòng để cấp kinh phí. Phòng Giáo dục là máy chủ nên cấp 30 triệu đồng, các trường 15 triệu”, cán bộ Phòng Tài chính nói.
Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo UBND huyện cho biết qua nắm hồ sơ và Phòng Tài chính báo cáo lại thì UBND huyện đã cấp kinh phí 540 triệu đồng để mua sắm, nhưng không hiểu sao Phòng GD&ĐT báo cáo phần mềm này được một công ty thiết bị ở Hà Nội cho.
“Cô Hường báo cáo được một công ty thiết bị ở Hà Nội cấp, dưới hình thức cho nhưng sau đó trường làm thủ tục thanh toán cho họ để họ hợp thức hồ sơ, chứ không phải trả tiền. Tuy nhiên, nếu công ty cho thì phải thông qua Phòng Tài chính chứ không thể chuyển thẳng về các trường được, phải đúng nguyên tắc.
Bây giờ phải làm rõ ở chỗ tại sao UBND huyện đã cấp kinh phí, Phòng Giáo dục lại nói được công ty thiết bị đó cho. Nếu như thế thì khoản này phải thanh toán 2 lần, chúng tôi sẽ họp, làm rõ việc này”, lãnh đạo UBND huyện Can Lộc khẳng định.
Mục Giáo dục gợi ý những tựa sách hay cho những độc giả quan tâm đến vấn đề khám phá và phát triển bản thân.