Một số chuyên gia quân sự khẳng định, đánh chặn tên lửa là có thể nhưng vô cùng khó khăn. Đặc điểm nổi bật của Iskander-M là có sức xuyên phá rất lớn. Việc phá hủy các hầm chứa, nhà kho, căn cứ hay công sự dưới lòng đất là nhiệm vụ chính của vũ khí này.
Loại tên lửa thứ hai được sử dụng trong cuộc tấn công là tên lửa hành trình Iskander-K. Tên lửa được triển khai và tấn công một cách bí mật, theo một số báo cáo, loại tên lửa này có thể được phát hiện tại một thời điểm nhất định trong chuyến bay của nó.
Tên lửa bay với tốc độ thấp hơn nhiều so với Iskander-M và do đó rất phù hợp để tấn công trực tiếp các mục tiêu trên mặt nước. Iskander-K là một trong những tên lửa hành trình có độ chính xác cao. Kể từ khi bắt đầu xung đột, tên lửa này rất ít được sử dụng. Iskander-K cũng rất khó bị đánh chặn.
Tên lửa hành trình Iskander-K.
Tại sao lại là căn cứ Mirgorod?
Những chiếc MiG-29 thường được Không quân Ukraine sử dụng để tấn công các hệ thống phòng không của Nga. Theo các chuyên gia phương Tây, Ba Lan đã tích cực tham gia và giúp đỡ Ukraine trong việc tích hợp tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM.
Tên lửa AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất, nó có thể xuyên qua hệ thống phòng không của quân đội Nga và dễ dàng phá hủy hoàn toàn các khẩu đội phòng không cơ động.
Chính vì lý do này mà quân đội Nga đã tiến hành các cuộc không kích với tần suất cao hơn. Bằng cách này, Moskva đang cố gắng hạn chế khả năng của Kiev trong việc tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các tổ hợp S-300 và S-400, được triển khai dọc chiến tuyến ở miền đông Ukraine.