Trước đó, chính quyền phường Bến Thành (quận 1, TPHCM) cũng kẻ vạch ba tuyến đường trên địa bàn phường.
Theo thống kê, quận 1 hiện có 85 tuyến đường đủ điều kiện tổ chức sử dụng tạm một phần vỉa hè làm bãi giữ xe, Sở GTVT đề nghị các bệnh viện trả lại">vỉa hè làm điểm giữ xe hai bánh không thu phí; 54 tuyến đường đủ điều kiện tổ chức sử dụng tạm một phần vỉa hè làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa; 16 tuyến đường đủ điều kiện bố trí điểm trông giữ xe có thu phí trên vỉa hè.
Theo đại diện UBND quận 1, Sở GTVT từng có hướng dẫn trích một phần nguồn thu cho thuê sử dụng tạm lòng đường, hè phố để kẻ vạch sơn. Tuy vậy, do việc thu phí chưa thực hiện nên một số phường đã vận động mạnh thường quân đóng góp để làm việc này. Do kinh phí thực hiện kẻ vạch sơn khá cao nên các phường không thể làm đồng loạt trên tất cả các tuyến đủ điều kiện cho sử dụng tạm vỉa hè mà làm trên tinh thần vận động được nguồn kinh phí đến đâu thì sẽ làm đến đó.
Sở GTVT TPHCM dự kiến thu phí sử dụng vỉa hè để kinh doanh 20.000-100.000 đồng/m2/tháng và dùng vỉa hè, lòng đường để trông giữ xe 50.000-350.000 đồng/m2/tháng, tùy theo vị trí. Việc này có thể đem lại nguồn thu ngân sách cho thành phố hơn 1.500 tỷ đồng mỗi năm.
Sở thống kê hiện TPHCM có 1.238 tuyến đường có bề rộng lòng đường từ 7,5 m trở lên và 929 tuyến đường có vỉa hè có bề rộng từ 3 m trở lên. Mức thu phí vỉa hè đề xuất 20.000-100.000 đồng/m2/tháng được chủ cửa hàng và người bán hàng rong đồng thuận cao. Quan điểm của đơn vị là phải ưu tiên 1,5 m vỉa hè cho người đi bộ và hai làn ôtô cho một chiều đi đối với lòng đường. Phần còn lại khi đủ điều kiện mới tổ chức các hoạt động khác ngoài mục đích giao thông.
Quận 1 được đề xuất mức thu phí sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh là 50.000-100.000 đồng/m2/tháng. Mức thu sử dụng lòng đường để trông giữ ô tô, xe máy và xe đạp là 180.000-350.000 đồng/m2/tháng.