Khắc phục bất cập trong quản lý Nhà nước về nhà giáo

12/12/2023, 18:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Xây dựng Luật Nhà giáo nhằm khắc phục những bất cập trong quản lý Nhà nước về nhà giáo.

Mô hình 1: Ban hành Luật Nhà giáo. Đó là trường hợp các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, kể cả lãnh thổ Đài Loan, hoặc các tỉnh của Canada. Nhìn chung các nước đang phát triển, có hệ thống pháp luật về giáo dục chưa phát triển, chọn cách ban hành Luật Nhà giáo.

Có thể là luật khung nhưng chủ yếu là luật chi tiết. Theo tài liệu về chính sách nhà giáo của UNESCO (2015), có 9 lĩnh vực chính sách nhà giáo như sau: Tuyển dụng và giữ chân nhà giáo; Đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo; Bố trí, phân công nhà giáo; Cơ cấu nghề nghiệp, con đường thăng tiến; Sử dụng nhà giáo và điều kiện làm việc; Tiền lương và các khoản thu nhập; Chuẩn nhà giáo; Trách nhiệm giải trình của nhà giáo; Quản trị nhà trường.

Đối chiếu với hệ thống chính sách trên thì có thể thấy phạm vi quy định của các Luật Nhà giáo nêu trên về cơ bản đều bao hàm đầy đủ hệ thống chính sách liên quan đến nhà giáo.

Mô hình 2: Xây dựng một chương hoặc một quyển về nhà giáo trong Bộ Luật Giáo dục. Đó là trường hợp của các nước có hệ thống pháp luật về giáo dục rất phát triển. Chẳng hạn Bộ Luật Giáo dục của Pháp gồm: 9 quyển, trong đó quyển 9 (Nhân sự giáo dục) gồm 7 phần, 29 chương, 98 điều quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm, tiền lương và các lợi ích khác của nhà giáo và nhân sự giáo dục trong hệ thống giáo dục Pháp. Thực sự có thể coi Quyển 9 là Luật Nhà giáo của Pháp.

Mô hình 3: Ban hành luật nhằm thể chế hóa một số chính sách đặc trưng của nhà giáo. Được quan tâm hơn cả là chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo (các luật về đào tạo giáo viên của Úc, Đức, Ấn Độ, Phần Lan, Áo…).

Tiếp theo là chính sách về chuyên nghiệp hóa nghề dạy học (các luật về chuẩn và đăng ký giáo viên ở Úc, Anh, Canada, Nhật…). Chính sách về lương và điều kiện làm việc của nhà giáo cũng được một số nước thể chế hóa thành luật như:

Luật về các điều kiện và lương giáo viên 1991 của Anh; Luật về công việc và lương giáo viên 2013 của Áo; Luật về các điều kiện làm việc của giáo viên 2003 của Lichenstein; Luật về các biện pháp đặc biệt về tiền lương và các điều kiện làm việc khác của nhân viên giáo dục tại các trường thuộc giáo dục bắt buộc công lập quốc gia và địa phương 1971 của Nhật Bản; Luật về tiền lương nhà giáo 2015 của Đài Loan.

Từ kinh nghiệm của quốc tế, dự thảo Tờ trình đề xuất, việc lựa chọn mô hình 1 - xây dựng một Luật riêng về nhà giáo là phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ phát triển luật pháp ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Dự thảo đề cương Luật Nhà giáo có 7 chương, 67 Điều. Cụ thể: Chương 1 – Quy định chung, gồm 8 Điều.

Chương 2 – Vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, gồm 5 Điều.

Chương 3 – Tiêu chuẩn, chức danh của nhà giáo, gồm 6 Điều. Chương 4 – Tuyển dụng, sử dụng, chính sách tiền lương, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo, gồm: 28 Điều.

Chương 5 – Đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo, gồm 7 Điều.

Chương 6 – Quản lý Nhà nước về nhà giáo, gồm 9 Điều

Chương 7 – Điều khoản thi hành, gồm 4 Điều.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/khac-phuc-bat-cap-trong-quan-ly-nha-nuoc-ve-nha-giao-post664509.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/khac-phuc-bat-cap-trong-quan-ly-nha-nuoc-ve-nha-giao-post664509.html
Bài liên quan
Bộ GD&ĐT xin ý kiến đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo
Chiều 12/1, Bộ GD&ĐT tổ chức phiên họp xin ý kiến đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khắc phục bất cập trong quản lý Nhà nước về nhà giáo