Hoạt động cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Tấn Thạnh
Chưa hết, gần đây xảy ra hiện tượng rủ nhau "bùng nợ" từ một bộ phận khách hàng sau những thông tin cơ quan điều tra khởi tố một số đối tượng đòi nợ "khủng bố", đòi nợ phản cảm… gây tác động xấu tới thị trường.
Tính đến cuối năm 2022, thống kê của VNBA cho thấy nợ xấu của các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép tăng 23,09% so với cuối năm trước và có xu hướng tăng cao trong thời gian tới.
Chưa hết, các công ty tài chính phải trích lập dự phòng theo tình hình nợ xấu thực tế đã ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh doanh và hệ quả là lãi suất cho vay tiêu dùng điều chỉnh tăng, tác động trực tiếp tới người đi vay.
Do đó, VNBA kiến nghị Ngân hàng Nhà nước có cơ chế quản lý riêng đặc thù với mảng tài chính tiêu dùng như quy định tỉ lệ nợ xấu chuẩn cho công ty tài chính ở mức cao hơn để phù hợp với đặc thù phân khúc khách hàng đa số dưới chuẩn, cho vay không có tài sản bảo đảm. Nghiên cứu, ban hành quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người đi vay với tổ chức tín dụng; có chế tài xử lý phạt người đi vay cố tình chây ỳ trả nợ.
"Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các công ty tài chính, nhất là việc thu hồi nợ, bán nợ, thuê tư vấn dịch vụ pháp lý… nhằm uốn nắn kịp thời. Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan công an lập đoàn kiểm tra liên ngành đối với những công ty biểu hiện vi phạm. Tuyên truyền để khách hàng không đánh đồng công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép với công ty cho vay tiền qua app, cho vay trực tuyến, tín dụng đen núp bóng..." – ông Nguyễn Quốc Hùng kiến nghị.