Đoạn cao tốc đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai đang được công nhân xây dựng kênh thoát nước, hộ lan, lắp đặt hàng rào ngăn cách đường dân sinh hai bên.
Tuyến cao tốc đi xuyên qua các núi đá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Nhà thầu thi công gói thầu này đã phá những quả đồi để tạo làn đường cao tốc.
Khung cảnh tuyến cao tốc vừa được thảm nhựa chạy băng qua những quả đồi, cánh rừng không có cư dân sinh sống.
Hai bên mái taluy của những quả đồi mà cao tốc đi xuyên qua đang được nhà thầu thi công khung dầm bê tông cốt thép để gia cố, chống sạt trượt.
Hàng chục công nhân đóng cốt pha, cốt thép cheo leo giữ quả đồi có độ dốc thẳng đứng.
Tren một đoạn cao tốc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, hàng chục xe tải, máy thảm nhựa, xe lu nền đang gấp rút hoàn thành lớp thảm nhựa cuối cùng.
Kỹ sư, công nhân đo độ chính xác của vạch kẻ làn đường. Hiện tại tuyến cao tốc còn nhiều hạng mục phải hoàn thành trước 30/4 như lắp đặt khe co giãn các cầu, biển báo, sơn kẻ đường, dải phân cách…
Tuyến cao tốc băng qua những cánh đồng thanh long rộng lớn, tuyệt đẹp, loại cây ăn trái rất đặc trưng của tỉnh Bình Thuận.
Thời gian qua, những khó khăn về nguồn vật liệu đắp nền đường, thời tiết bất lợi, dịch COVID-19, mặt bằng… đã khiến đoạn cao tốc này bị chậm tiến độ.
Đoạn cuối cao tốc trên địa bàn Phan Thiết, Bình Thuận. Cao tốc khi hoàn thành sẽ rút ngắn hành trình từ TP.HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết - Mũi Né còn 2-2,5 tiếng thay vì 4-5 tiếng đi trên Quốc lộ 1. Đoạn cao tốc cũng góp phần kết nối sân bay Long Thành, tạo nên trục giao thông liền mạch giữa TP.HCM - Long Thành - Phan Thiết.