(GDTĐ) - Khám sức khoẻ tổng quát nhằm đánh giá chức năng của hầu hết các cơ quan trong cơ thể đồng thời giúp phát hiện các bệnh lý nếu có.
Ngoài khám lâm sàng và làm các xét nghiệm, sàng lọc nên làm khi khám sức khỏe tổng quát chung, cần khám trọng tâm theo từng độ tuổi:
Tuổi từ 20-30:
Khám và làm các xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm như: viêm gan A, B, C, giang mai, bệnh lậu...
Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và chức năng sinh sản ở nam và nữ.
Tuổi từ 30-40:
Khám và làm các xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, gút, tiểu đường...
Đối với nam giới, kiểm tra chức năng gan, phổi nếu uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên..
Phụ nữ cần khám phụ khoa, đo mật độ loãng xương ...
Tuổi từ 40-60:
Tầm soát các bệnh về ung thư như ung thư tử cung, dạ dày, gan, phổi, ung thư vòm họng...
Khám và làm các xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, xương khớp, gút, tiểu đường...
Tuổi trên 60:
Khám và làm các xét nghiệm về mỡ máu, tim mạch, mạch máu ngoại vi, xương khớp, gút, tiểu đường, bệnh hô hấp ...
Các bệnh ung thư...
4. Chú ý khi đi khám sức khỏe định kỳ
Không ăn sáng, uống các chất có đường, gas hoặc chất gây nghiện như trà, cà phê ... để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác.
Nếu siêu âm bụng tổng quát, cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm bụng xong (nước tiểu trong bàng quang giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng (đối với nữ) hoặc tuyến tiền liệt và túi tinh của nam).
Nếu nội soi dạ dày, cần nhịn ăn để bác sĩ quan sát tốt hơn bên trong dạ dày.
Không khám phụ khoa nếu trong kỳ kinh nguyệt, đang có thai.
Phụ nữ có gia đình tránh quan hệ tình dục trước ngày khám (nếu có khám phụ khoa).
Phụ nữ mang thai không chụp X-quang.
Các trường hợp siêu âm phụ khoa bằng đầu dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sĩ dễ quan sát tử cung và phần phụ.
Vệ sinh cơ thể, tai, mũi, họng, vùng kín sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và quan sát của bác sĩ khi thăm khám.
Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, bệnh sử và nhu cầu của từng cá nhân để chọn chương trình khám phù hợp.
Tùy theo lứa tuổi, sức khỏe để chọn thời gian khám định kỳ: 6 tháng/lần, 1 năm/lần, 2 năm/lần...
Trong khi khám có thể bác sỹ nghi ngờ có bệnh gì đó cần xét nghiệm thêm để chẩn đoán xác định
Có nhiều gói khám sức khỏe hiện nay, cần lựa chọn gói nào phù hợp với khả năng kinh tế và nguyện vọng của bản thân, cũng cần tham khảo ý kiến tư vấn của nhân viên y tế, để quyết định một cách phù hợp.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II, Bác sĩ cao cấp Đoàn Dư Đạt - Bác sĩ Nội tổng hợp – Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều 18/1, Kỳ thi Đánh giá tư duy (TSA) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức đã bắt đầu với 6.891 thí sinh dự thi. Đây là kỳ thi riêng đầu tiên trong mùa tuyển sinh 2025 diễn ra tại các điểm thi thuộc 13 tỉnh, thành phố.
Theo kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, với 200 học sinh đoạt giải, thành phố Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước trong kỳ thi này.
Các nhà thiên văn học gần đây đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa đối với bầu trời mà họ quan sát. Một trong những cuộc đấu tranh đáng chú ý nhất là cuộc chiến chống lại Starlink và các siêu chòm vệ tinh (mega-constallation of satellites) khác. Mặc dù những vệ tinh này cung cấp internet tốc độ cao đến những khu vực xa xôi nhất, chúng cũng gây cản trở các quan sát của những kính thiên văn độ nhạy cao do đặc tính phản xạ và tốc độ di chuyển nhanh của chúng.