Khi con trẻ là 'nạn nhân' của người lớn: Làm gì để có sự gắn kết?

05/12/2023, 12:37
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trải nghiệm tại trường giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, tạo sự gắn kết giữa cha mẹ với nhà trường, thầy cô.

Phụ huynh Trường Mầm non Anh Đào tham gia trải nghiệm tại trường học của con. Ảnh: NTCC
Phụ huynh Trường Mầm non Anh Đào tham gia trải nghiệm tại trường học của con. Ảnh: NTCC

Hiểu để sẻ chia

Chị Nguyễn Thị Huyền Trang - phụ huynh lớp 1/6, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1) rất quan tâm tới môi trường học tập của con. Trước khi con bước vào lớp 1, chị Trang tìm hiểu về trường thông qua người thân, bạn bè... tuy nhiên, vẫn lo lắng, không biết con có phù hợp, hòa nhập được môi trường mới hay không; trường sẽ dạy dỗ thế nào, ăn ngủ ra sao.

“Khi biết thông tin trường tổ chức ngày hội, nhóm cha mẹ của lớp cũng sôi nổi bàn luận. Lớp có 32 phụ huynh nhưng 25 người đăng ký dự giờ tiết học. Dù thời gian dự giờ ngắn nhưng tôi học được từ giáo viên cách truyền đạt kiến thức, phương pháp dạy học, khuyến khích, giáo dục con học tập ở nhà”, chị Trang nói.

Tương tự, chị Kim Phương - phụ huynh có con lớp 1/5, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng cho biết: “Có thực tế mới biết việc tổ chức bữa ăn cho học sinh nhiều bước tỉ mỉ. Trải nghiệm ăn cùng con khiến tôi yên tâm hơn và thấu hiểu công việc của các cô bảo mẫu rất vất vả. Được quan sát bữa ăn bán trú, tôi thấy yên tâm”.

Còn theo cô Hiệu trưởng Trường Mầm non Anh Đào, xây dựng trường học mở, mời phụ huynh tới trường cùng tham gia nuôi dạy trẻ là cách để công khai chương trình giáo dục đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục nhà trường, để phụ huynh thêm tin tưởng, yên tâm gửi con. Đây còn là cách giúp phụ huynh thấu hiểu công việc nặng nhọc, vất vả của giáo viên mầm non, đặc biệt là cô giáo phụ trách các lớp nhà trẻ (13 - 36 tháng tuổi).

“Khi có thêm sự thấu cảm, yêu thương, phụ huynh sẽ đồng hành, hợp tác hiệu quả với nhà trường trong việc cùng nuôi nấng, dạy dỗ, chăm sóc trẻ khỏe mạnh, lớn khôn.

Hy vọng sau buổi trải nghiệm một ngày được làm giáo viên mầm non tại trường, cha mẹ sẽ biết cách trò chuyện, chơi, học cùng con, từ đó giúp bé phát triển toàn diện. Đồng thời, phụ huynh sẽ dành nhiều thời gian hơn cho con sau mỗi chiều đón về, để các bé không chỉ vui vẻ từ nhà đến trường, mà còn hạnh phúc từ trường về nhà...”, cô Vân chia sẻ.

Cô Ngô Thụy Nam Phương - giáo viên chủ nhiệm lớp 1/6, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm trao đổi: “Bản thân không thấy áp lực khi phụ huynh tới dự giờ, học cùng con. Ngày hội “Open House” thực sự là dịp để giáo viên kết nối gần hơn với phụ huynh, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của cha mẹ, từ đó chia sẻ những giải pháp để gia đình đồng hành với nhà trường hỗ trợ học sinh học tập, rèn nền nếp tại nhà”.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/khi-con-tre-la-nan-nhan-cua-nguoi-lon-lam-gi-de-co-su-gan-ket-post663389.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/khi-con-tre-la-nan-nhan-cua-nguoi-lon-lam-gi-de-co-su-gan-ket-post663389.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi con trẻ là 'nạn nhân' của người lớn: Làm gì để có sự gắn kết?