Khi trẻ tự làm điều gì đó, trước tiên cha mẹ nên lắng nghe suy nghĩ của trẻ và nói về những gì đã xảy ra, sau đó mới đánh giá xem con đã làm sai hay đúng. Khi giao tiếp với con trẻ, cha mẹ cần như một “tấm gương” và “phản chiếu” lại lời nói, cảm xúc của trẻ.
Nhà tâm lý học Piaget từng nói: “Mỗi lần chúng ta nói với trẻ một câu trả lời là chúng ta đã tước đi cơ hội học hỏi của trẻ.” Một câu hỏi hay thậm chí còn tốt hơn một câu trả lời hay. Việc trẻ đặt câu hỏi cũng là cách quan trọng để trẻ rèn luyện tư duy, trong quá trình hỏi và trả lời trẻ sẽ học được cách khám phá và giải quyết vấn đề độc lập. Đồng thời, cha mẹ cũng nên thay đổi tư duy từ thuyết giảng, giải thích thông thường sang tư duy kể chuyện và tạo kịch bản cho hành vi của trẻ, để trẻ hiểu rõ vấn đề hơn và thích thú hơn với những kiến thức mình được học.
3. Ngừng chỉ trích hay đe dọa con
Trên thực tế, ngoài điểm số, con còn rất nhiều điều muốn chia sẻ với bạn. Chỉ bằng cách trò chuyện nhẹ nhàng với con, gần gũi với con hơn mỗi ngày từ hành động đến lời nói thay vì quát mắng, đe dọa con sẽ dần mở lòng mà chủ động chia sẻ với cha mẹ.
Không có đứa trẻ nào sinh ra lại không thể giao tiếp với cha mẹ của mình. Nếu đứa trẻ ngày càng ít hứng thú giao tiếp thì cha mẹ phải kịp thời tìm ra nguyên nhân. Mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái chính là nền tảng gốc rễ của giáo dục.
Sau khi cha mẹ và con cái đã tìm được tiếng nói chung, việc nuôi dưỡng khiếu hài hước ở con cũng vô cùng quan trọng. Nuôi dưỡng khiếu hài hước của con là một phần quan trọng của nền giáo dục chất lượng. Ngay cả những em bé mới 6 tuần tuổi cũng đã được cha mẹ nuôi dưỡng và rèn luyện hiếu hài hước qua tranh ảnh, câu chuyện và hành động của cha mẹ. Nuôi dưỡng khiếu hài hước mang đến cho con cái tư duy cởi mở, lạc quan, thậm chí còn truyền cho những người xung quanh năng lượng tích cực.