- Tôi cho rằng, các cơ sở giáo dục mầm non có thể áp dụng linh hoạt, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn, bao gồm cơ sở vật chất và con người. Chẳng hạn, để đầu tư một hệ thống giáo cụ và đào tạo một người giáo viên dạy học theo phương pháp giáo dục Montessori, thì chúng phải mất rất nhiều thời gian và kinh phí rất lớn.
Tuy nhiên, chúng ta có thể lấy tinh thần của Montessori và vận dụng triết lý của phương pháp giáo dục này để triển khai thực hiện vào thực tiễn vùng miền, cơ sở giáo dục mầm non ở địa phương. Theo đó, chúng ta có thể mua sắm những giáo cụ theo mức chi phí vừa phải và trong khả năng cho phép.
Học viên hăng say học tập. |
Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng linh hoạt, theo hướng: lựa chọn những điểm mạnh, tích cực của các phương pháp giáo dục quốc tế để áp dụng vào địa phương mình. Nói cách khác, chúng ta nhìn được điểm tích cực, hạn chế để lựa chọn nội dung phù hợp.
Chẳng hạn, với phương pháp giáo dục Montessori, khi giáo dục trẻ về khoa học địa lý, thì giáo viên không thiết phải giáo dục trẻ về những điều “đao to, búa lớn”, về châu Âu, châu Mỹ hay Nam Cực, Bắc Cực…
Thay vào đó, giáo viên có thể giới thiệu về địa lý, văn hóa của địa phương – nơi trẻ đang sinh sống. Nên nhớ, triết lý học thuật ở đây là, dạy trẻ bằng giáo cụ trực quan và chúng ta có thể vận dụng điều này vào thực tiễn lớp học.
- Vậy theo bà, làm thế nào để lan tỏa phương pháp giáo dục quốc tế vào giáo dục mầm non ở Việt Nam?
- Trước hết, cần thay đổi tư duy và nhận thức. Vẫn biết là khó nhưng đó là điều tất yếu phải làm. Mỗi chúng ta hãy xác định và trả lời câu hỏi: đổi mới cái gì? Tại sao phải đổi mới? Trong quá trình đổi mới sẽ gặp những khó khăn gì? Lộ trình giải quyết khó khăn ra sao?
Chẳng hạn, để đầu tư cơ sở vật chất theo chuẩn của một số phương pháp giáo dục quốc tế thì ở thời điểm hiện tại, nhiều cơ sở giáo dục công lập, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa thể đáp ứng được.
Tuy nhiên, chúng ta có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Khi đó, chúng ta có thể thực hiện được những dự án giáo dục theo phương pháp giáo dục mới.
Hoặc chúng ta không nhất thiết thực hiện một thí nghiệm trong phòng Lab. Thay vào đó, chúng ta có thể cho trẻ trải nghiệm thực tế, hướng dẫn trẻ quan sát; từ đó định hướng giáo dục trẻ theo hướng tích cực.
Một thực tế khác là, hiện nay sĩ số lớp học của một số trường mầm non công lập rất đông, nhất là ở các thành phố lớn nên giáo viên gặp khó khăn trong việc tổ chức giáo dục theo hướng cá nhân hóa và nhóm nhỏ.
Những phút thư giãn của học viên sau những giờ học. |
Tuy nhiên, giáo viên có thể tạo lập môi trường cho trẻ hoạt động là chủ yếu và các cô sẽ ở “phía sau”. Khi đó, giáo viên là người tổ chức môi trường, chuẩn bị cho việc học của trẻ.
Khi đã tổ chức được môi trường, trẻ sẽ được tham gia vào nhiều hoạt động. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể chia số lượng trẻ thành nhiều nhóm. Từ đó, giáo viên có thời gian làm việc dưới dạng nhóm nhỏ và cá nhân hóa.
Nói như vậy để thấy rằng, nếu chúng ta không thể áp dụng được 100% phương pháp giáo dục quốc tế vào thực tiễn tại địa phương, cơ sở giáo dục mầm non, thì cũng có thể vận dụng theo hướng linh hoạt, phù hợp với thực tiễn.
Xin cảm ơn bà!
"Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ tham gia nhiều trải nghiệm thực tế ngay trong môi trường lớp học của mình. Chúng ta hoàn toàn có thể biến những khó khăn trở thành cơ hội để cải thiện chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non" - Bà Hoàng Thúy Hằng.