Khoa Tuyên truyền trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, được thành lập từ ngày 16/01/1962. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, khoa đã đạt được những thành quả trên lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học về công tác tư tưởng.
Bên cạnh đó, khoa đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba cùng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý khác…
Từ khi thành lập đến nay, khoa đã đào tạo được trên 10.000 cử nhân hệ đại học chính quy, hơn 200 học viên cao học và nghiên cứu sinh Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng.
Khoa Tuyên truyền cũng là cơ sở đầu tiên và duy nhất trong cả nước đào tạo cán bộ Tuyên giáo, đào tạo ngành Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng và Quản lý văn hóa - tư tưởng ở cả ba trình độ: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.
Bên cạnh đó, khoa còn hợp tác với các cơ quan, đơn vị, các trường đại học để tạo môi trường và cơ hội cho sinh viên bồi dưỡng kiến thức về mặt lý luận và thực tiễn.
Ngoài ra, khoa cũng không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để sinh viên sau khi ra trường có thể thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu của nhà trường đó là trở thành cán bộ tuyên giáo.
Năm 2018, Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở thêm chuyên ngành đào tạo mới là Truyền thông chính sách. Từ đó nâng tổng số chuyên ngành đào tạo của khoa lên 3 chuyên ngành chính:
- Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa
- Văn hóa phát triển
- Truyền thông chính sách
Quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa là chuyên ngành ra đời sớm nhất của khoa Tuyên truyền. Khi tham gia học tập chuyên ngành này, sinh viên có cơ hội phát triển và hoàn thiện theo hướng gắn lý luận với thực tiễn, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng cán bộ của hệ thống chính trị và xã hội.
Chuyên ngành này giúp sinh viên có cơ hội làm việc tại:
Văn hóa phát triển là 1 trong 3 ngành đào tạo chủ chốt của khoa Tuyên truyền. Chuyên ngành này sẽ giúp sinh viên trang bị cho bản thân những kiến thức về văn hóa Việt Nam, văn hóa thế giới, về quản lý văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống văn hóa xã hội.
Chính vì vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có thể làm các công việc như:
- Chuyên viên về văn hóa, quản lý văn hóa ở các các tổ chức, cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức xã hội;
- Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy văn hóa trong các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.
Truyền thông chính sách là chuyên ngành mới được thành lập từ năm 2018 tại khoa Tuyên truyền, mặc dù vậy sức hút của ngành này là không thể phủ nhận. Đây là một chuyên ngành rất mới mẻ ở nước ta và nhu cầu nhân lực cho ngành này rất lớn.
Truyền thông chính sách là ngành học có sự giao thoa kiến thức của nhiều lĩnh vực như : Truyền thông, tuyên truyền, báo chí, văn hóa chính trị - xã hội... nên cơ hội việc làm sau khi ra trường là khá đa dạng, hấp dẫn. Đối với sinh viên thuộc chuyên ngành Truyền thông chính sách, khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển ở các vị trí sau:
Với kinh nghiệm gần 60 năm thành lập và phát triển, đội ngũ giảng viên khoa Tuyên truyền có năng lực chuyên môn rất cao. Hiện khoa đang có 15 cán bộ, giảng viên hữu cơ tham gia vào quá trình giảng dạy chuyên môn. Trong đó có 2 Phó giáo sư, 6 Tiến sĩ, 7 Thạc sĩ. Ngoài ra, trong quá trình dạy học, khoa còn mời nhiều giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia, giảng viên uy tín trong và ngoài nước để giảng dạy cho sinh viên.
Đặc biệt, đội ngũ giảng viên khoa Tuyên truyền có khả năng sử dụng ngoại ngữ, công nghệ kỹ thuật rất tốt. Cùng với đó, tác nghiệp thực tế trong lĩnh vực tuyên giáo, văn hóa, quản lý truyền thông, quan hệ công chúng cao.
Sinh viên khoa Tuyên truyền sau khi ra trường có thể làm rất nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó, có những gương mặt nổi bật đã từng là sinh viên của khoa. Với mỗi ngành nghề, sinh viên khoa Tuyên truyền lại ghi dấu ấn nổi bật và có đóng góp lớn.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý
- Cán bộ Tuyên giáo các cấp
- Cán bộ làm công tác Đảng, đoàn thể
- Giảng viên
- Cán bộ hoạt động trong lực lượng vũ trang
- Phóng viên, người dẫn chương trình
Hiện nay, sinh viên khoa Tuyên truyền có rất nhiều hoạt động ngoại khóa nổi bật khác nhau. Trong đó, về học tập, sinh viên có những buổi tọa đàm chia sẻ về nhiều vấn đề xã hội như: cộng đồng LGBT,... trong khuôn khổ môn học “Nghệ thuật phát biểu miệng”.
Ngoài ra, sinh viên còn có những chuyến đi thực tế chính trị xã hội tại nhiều đơn vị, địa phương khác nhau. Buổi học này giúp sinh viên có thêm hiểu biết, được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các công ty, doanh nghiệp nhà nước.
Chào tân sinh viên cũng là hoạt động nổi bật của khoa hàng năm để chào đón thế hệ sinh viên mới. Những năm trở lại đây, chương trình được đặt tên là Spotlight và thu hút được rất nhiều bạn tân sinh viên không chỉ của khoa.
CLB Diễn Thuyết là CLB duy nhất trực thuộc khoa Tuyên truyền. Tại CLB, các bạn được tham gia, trau dồi nhiều về kỹ năng mềm, nhất là kỹ năng hùng biện, thuyết trình, diễn thuyết.
KHOA TUYÊN TRUYỀN
SĐT: 0437546963 (Máy lẻ 812)
Email: khoatuyentruyen@ajc.edu.vn
Fanpage: Khoa Tuyên Truyền - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
(https://www.facebook.com/tuyentruyenajc/)
Địa chỉ: Tầng 9, nhà Hành chính A1, số 36, đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội