Chuột rút cơ bắp
Cơ thể không nhận đủ nước sẽ làm chậm quá trình lưu thông máu, có thể khiến cơ bắp bị chuột rút. Khi bị mất nước, cơ thể có xu hướng chuyển chất lỏng ra khỏi cơ bắp và các cơ quan không thiết yếu để phục vụ cho các cơ quan quan trọng hơn. Những thay đổi về natri và kali do đổ nhiều mồ hôi cũng có thể góp phần gây ra chuột rút cơ bắp.
Ảnh minh họa
Nước tiểu sẫm màu
Một dấu hiệu nhận biết cơ thể bị mất nước là nước tiểu cô đặc và có màu vàng đậm. Khi bị mất nước, thận sẽ ngừng bài tiết nước để giữ nước cho cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc lượng nước tiểu sẽ ít hơn, cô đặc và nhiều chất thải hơn. Nếu nhận thấy nước tiểu của mình sẫm màu hơn bình thường, hãy uống thêm nước.
Hay đau đầu
Thiếu nước ảnh hưởng đến mức serotonin trong cơ thể khiến đau đầu. Ngoài ra, các mạch máu nhỏ trong não phản ứng nhanh với mức độ hydrat hóa (phản ứng hóa học của nước trong cơ thể) dẫn đến những cơn đau âm ỉ và chứng đau nửa đầu. Khi bị đau đầu, hãy thử uống một, hai ly nước hoặc ăn trái cây chứa nhiều nước để cải thiện tình trạng.
Uống bao nhiêu nước là đủ?
Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia khuyến cáo, nam giới khỏe mạnh từ 19 đến 50 tuổi nên uống trung bình 3 lít nước, tương đương 13 cốc nước mỗi ngày và phụ nữ trong độ tuổi này nên uống 2.2 lít nước, hoặc 9 cốc nước mỗi ngày.
Lưu ý rằng cơ thể mỗi người cần một lượng chất lỏng khác nhau dựa trên tình trạng sức khỏe cá nhân, thể chất hoạt động và khí hậu. Đó là lý do tại sao bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện thay đổi thói quen nạp các loại chất lỏng vào cơ thể mình.
Lưu ý, hãy tăng cường bổ sung nước và điện giải khi bị sốt, tiêu chảy hoặc khi thời tiết nắng, nóng, sau khi tập luyện thể thao, vận động gắng sức. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu, bia, ...