Kích thước bàn ghế không phù hợp với thể trạng học sinh nhưng vẫn phải … đợi

Nguyễn Long | 06/10/2023, 07:08
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Kích thước bàn ghế học sinh quy định tại Thông tư 26 đã không còn phù hợp thưc trạng, dẫn đến nguy cơ gia tăng bệnh học đường. Nhưng cơ sở giáo dục khó thay đổi bàn ghế phù hợp vì vướng cơ sở pháp lý ?

benh-dau-mua-khi(8).jpg
Học sinh vất vả học tập trên lớp vì kích thước bàn ghế không còn phù hợp với thể trạng

Cũng theo ông Linh, bàn ghế tại các trường học đều đóng theo kích thước của Bộ GD-ĐT đưa ra cho tất cả các tỉnh, thành. Đến nay vẫn chưa có thay đổi, nên Sở GD-ĐT cũng đã nêu ý kiến đến Bộ GD-ĐT và chờ hướng dẫn.

Bà Hà Thị Thu, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Bá Thước (Thanh Hóa), cho biết cách đây 10 năm, trung bình chiều cao của nam học sinh lớp 9 khoảng 130 - 140 cm, còn học sinh lớp 11, 12 cao khoảng 140 - 150 cm, thì nay học sinh của những khối lớp này có sự phát triển vượt trội. Bước vào lớp 8, hầu hết các trò phát triển "đột biến" về chiều cao, cân nặng; nhiều em học lớp 9 đã cao hơn 170 cm; một số học sinh THPT cao hơn 175 cm.

Nguy cơ nhiều bệnh học đường

Còn tại Hà Nội. Một học sinh vừa tốt nghiệp Trường THPT Chu Văn An chia sẻ: "Từ lớp 10 đến lớp 12 chúng em vẫn ngồi học ở bộ bàn ghế không thay đổi, trong khi 3 năm học THPT là thời gian chúng em cao lớn nhanh nhất. Đến đầu lớp 11 là việc ngồi học trên lớp đã bí bách lắm rồi. Lên lớp 12 thì chỗ ngồi học càng chật chội, khó chịu hơn. Học phải cúi rạp xuống để viết bài, nhiều khi bị đau lưng, đau cổ do tư thế ngồi không đúng, hoặc không thoải mái.

Đi họp phụ huynh cho con, phần lớn phụ huynh thấy xót ruột, bố mẹ thấp bé nhẹ cân hơn các con mà ngồi họp một lúc còn thấy mỏi hết cả người, do chỗ ngồi chật chội, các con ngồi học cả ngày, cả năm như vậy không thể nói không ảnh hưởng – một phụ huynh ở Hà Nội ý kiến.

Nhiều phụ huynh khác ở Hà Nội thì lo lắng: Thực tế hiện nay là bàn ghế của học sinh lớp 6 cũng là bàn ghế của học sinh lớp 9. Nhiều em lớp 9 đã cao 1,8 m, nhìn các con xoay xở ngồi học với cái bàn cái ghế bé xíu, chúng tối rất lo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu".

benh-dau-mua-khi(7).jpg
Học sinh còng lưng học bài do kích thước bàn ghế không phù hợp với thể trạng học sinh đang là thực trạng ở hầu hết các địa phương

TP.HCM cũng không cải thiện là mấy. Theo Phó hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.3, TP.HCM cho biết, hiện nay ở các trường được xây mới, hoặc nhiều trường ngoài công lập thì bàn ghế đều hiện đại, có thể điều chỉnh độ cao của bàn cho phù hợp với chiều cao của học sinh. Còn những trường học được xây dựng từ lâu, kể cả các trường ở trung tâm, thì cũng đa số là bàn ghế gỗ cố định chiều cao, không điều chỉnh được.

Theo quy định, trong mỗi trường có khoảng 3 kích cỡ bàn ghế phù hợp với sự phát triển theo lớp học và độ tuổi của học sinh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay phần lớn học sinh đã có chiều cao vượt trội so với 10 năm trước.

Trong khi tiêu chuẩn bàn ghế được quy định tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLTBGDĐT-BKHCN-BYT giữa Bộ GD-ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế ban hành cách đây tới 12 năm, nên có nhiều em phải ngồi khom lưng tội nghiệp, đang là thực trạng tại nhiều trường ở nhiều địa phương.

Để học sinh khom lưng học tập suốt thời gian dài sẽ gây bệnh tật cho các cháu, do đó cơ quan chức năng cần khảo sát thực tế và có sự thay đổi kích thước bàn ghế kịp thời để phù hợp với hiện trạng học sinh.

Theo nhiều chuyên gia y tế, việc để học sinh phải ngồi học trên bàn ghế không phù hợp với chiều cao, thì trẻ dễ ngồi sai tư thế, có thể cúi nhiều quá, nhìn quá sát… Đây đều là những yếu tố nguy cơ, kích thích nguy cơ gây ra cận thị ở học sinh, và nhiều bệnh học đường về cột sống xảy ra điển hình là gù lưng, cong vẹo cột sống…

Bài liên quan
Kết quả xổ số hôm nay, 18-1: TP HCM, Long An, Bình Phước, Hậu Giang, Đà Nẵng...
(NLĐO) - Kết quả xổ số hôm nay, 18-1 được các Công ty Xổ số kiến thiết TP HCM, Long An, Bình Phước, Hậu Giang, Đà Nẵng, Nam Định... công bố.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kích thước bàn ghế không phù hợp với thể trạng học sinh nhưng vẫn phải … đợi