Trò chơi ô chữ có thể thực hiện để củng cố kiến thức bài cũ, khởi động vào bài mới hoặc củng cố kiến thức sau mỗi bài học hoặc phần học. Các bước để tổ chức trò chơi như sau:
Bước 1: Người dẫn chương trình (có thể là giáo viên hoặc một học sinh) trình chiếu ô chữ và thông qua luật chơi.
Bước 2: Đại diện nhóm luân phiên chọn ô chữ, tìm hiểu gợi ý hoặc câu hỏi từng ô chữ để tìm đáp án.
Bước 3: Sau khi giải đáp các ô chữ, tìm ra ô chữ hàng dọc (ô chữ chìa khóa)
Bước 4: Người dẫn chương trình thông qua đáp án.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, tuyên dương, đánh giá, cho điểm.
Hoặc, trong quá trình củng cố bài 7 (Lịch Sử 10, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống): Các cuộc Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại, cô Ngân Hà tổ chức trò chơi “Game Giáng sinh - Chrismast”
Trò chơi áp dụng đối với một phần kiến thức bài mới: Yêu cầu sự tham gia của tất cả các thành viên của lớp để có thể ghi nhớ, tái hiện lại một sự kiện lịch sử mà các em đã tìm hiểu qua quá trình soạn bài ở nhà.
Bước 1: Giáo viên chia lớp từ 3 đến 4 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm đều được phát một phiếu học tập như nhau.
Bước 2: Các thành viên nhóm cùng hoạt động trong thời gian quy định, bổ sung hoàn chỉnh các chi tiết của một sự kiện mà giáo viên đưa ra.
Bước 3: Sau thời gian qui định, học sinh sẽ dán kết quả của nhóm. So sánh kết quả, tìm ra nhóm thực hiện tốt nhất. Nhóm ghi đầy đủ nhất sẽ là nhóm thắng cuộc. Giáo viên nhận xét, biểu dương, đánh giá, cho điểm.
Nếu sử dụng trò chơi này áp dụng đối với phần củng cố và làm bài tập lịch sử, có thể thực hiện các bước:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 2 đội và mỗi đội chọn 3 học sinh để chơi, còn lại là cổ động viên.
Bước 2: Giáo viên nêu ra một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử.
Bước 3: Giáo viên cho học sinh ghi tất cả các sự kiện có liên quan đến sự kiện hoặc nhân vật lịch sử mà giáo viên đã cho trong khoảng thời gian nhất định.
Bước 4: Tổng hợp lại, đội nào ghi được nhiều sự kiện liên quan đúng và nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương, cho điểm.