- Không đưa trẻ ra ngoài đột ngột: Khi trẻ đang nằm trong phòng điều hòa, mẹ không nên đột ngột đưa trẻ ra ngoài để tránh sự chênh lệch nhiệt độ quá mức khiến con bị sốc nhiệt, sốt và cảm cúm,…
Trường hợp muốn đưa con ra ngoài, mẹ nên tắt điều hòa và tiếp tục ngồi lại trong phòng. Nhiệt độ dần tăng lên sẽ khiến trẻ thích nghi dễ dàng hơn. Mẹ chỉ nên đưa trẻ ra ngoài khi nhiệt độ trong phòng đã gần bằng nhiệt độ ngoài trời. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý, nếu trẻ vừa ở ngoài về mẹ cũng không nên cho con vào phòng điều hòa ngay. Mẹ cần lau mồ hôi cho con và để trẻ nghỉ ngơi khoảng 3 phút.
- Vệ sinh điều hòa và nhà cửa để hạn chế vi khuẩn xâm nhập cơ thể trẻ và cũng chính là bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ. Nếu điều hòa mới bật lại sau một thời gian không dùng đến thì cũng cần vệ sinh sạch sẽ, nhất là tấm lưới lọc để tránh tình trạng vi khuẩn lưu trú lâu ngày trong máy gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp của trẻ sơ sinh.
- Giữ ẩm cho cơ thể của trẻ:
+ Sử dụng điều hòa có thể gây khô da và khô mũi. Do đó, mẹ cần khắc phục vấn đề này bằng cách thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ, cho con bú theo nhiều cữ để tránh tình trạng mất nước.
+ Có thể dùng một chậu nước nhỏ trong phòng ở ngay gần vị trí có điều hòa nhiệt độ để giúp không khí không bị khô.
+ Nên đắp chăn mỏng, lưu ý che kín vùng bụng, tránh để lỗ chân lông giãn nở khiến trẻ bị cảm lạnh.
+ Mẹ cũng không nên để tã ướt, cần thay tã thường xuyên để tránh tình trạng bé bị lạnh.
+ Không nên lạm dụng điều hòa vì gió và khí trời tự nhiên sẽ tốt hơn cho cơ thể của trẻ. Nếu trời không quá nóng thì không nên bật điều hòa.
Trên đây là một số thông tin về kinh nghiệm cho bé nằm điều hòa không sợ ốm. Ngoài những lưu ý về việc sử dụng điều hòa cho trẻ, mẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, phòng tránh các bệnh về đường hô hấp.