Cho nhựa đào, tuyết yến, tuyết liên tử vào riêng từng bát, đổ nước đầy bát rồi ngâm trong khoảng 15 tiếng cho nở hoàn toàn.
Sau khi ngâm xong, rửa thật sạch nhựa đào, tuyết yến, tuyết liên tử rồi để ráo nước.
Táo đỏ cũng cần rửa sạch, cắt thành từng lát để các dưỡng chất dễ thẩm thấu khi nấu.
Long nhãn cũng phải được rửa sạch đổ ngập nước ấm rồi ngâm cho mềm.
Bước 2: Nấu chè dưỡng nhan
Đun sôi nồi nước khoảng 500-700ml rồi cho nhựa đào, tuyết liên tử, hạt sen và đường phèn vào đun tiếp. Sau đó, đun thêm khoảng 10 phút ở mức lửa vừa, thường xuyên hớt bọt nổi phía trên nồi.
Tiếp theo, cho long nhãn, táo đỏ, kỷ tử, hạt chia, quế hoa vào đun khoảng 5 phút, luôn tay đảo đều.
Cuối cùng, cho tuyết yến vào đảo đều rồi tắt bếp. Nếu cho tuyết yến vào sớm sẽ bị tan trong nước và giảm hàm lượng dinh dưỡng.
Bước 3: Hoàn thành
Múc chè dưỡng nhan ra bát hoặc cốc, để nguội hẳn rồi cho vào tủ lạnh cho mát là có thể thưởng thức.
Một số lưu ý khi nấu chè dưỡng nhan
Để nấu chè dưỡng nhan thơm ngon, bổ dưỡng, bạn cần chọn những nguyên liệu sạch và có nguồn gốc rõ ràng.
Một số nguyên liệu để nấu chè dưỡng nhan có thể thay đổi. Ví dụ tuyết yến có thể thay bằng mủ trôm. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà trong thành phần của món chè dưỡng nhan còn có thể bổ sung thêm hạt bồ mễ, saffron, mật mía…
Khi nấu chè nên đảm bảo được độ đặc nhất định, chè loãng sẽ không ngon. Tuyết liên tử có vị bùi, còn nhựa đào khi cho vào miệng sẽ mềm và hơi dai. Bạn không nên nấu lâu quá nhựa đào sẽ dai ăn sẽ không còn ngon.
Vào mùa hè, món chè dưỡng nhan sẽ ngon hơn khi ăn lạnh. Nhưng những người bị dạ dày, tiêu hóa kém, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ… không nên ăn món chè này bởi thành phần nhựa đào dễ gây ức chế dạ dày người có bệnh. Loại chè này có tính hàn, chỉ nên ăn từ 2-3 lần mỗi tuần.
Chè sau khi nấu nếu sử dụng không hết thì có thể cho chè vào bát sứ hoặc chai thủy tinh và cất trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 5 ngày.
Kim Ngân (t/h)