Cha mẹ cũng cần báo cáo với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường, đề nghị phối hợp giám sát. Đồng thời, tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý từ chuyên gia. Làm việc với nhóm bắt nạt, yêu cầu hỗ trợ tâm lý cho kẻ bắt nạt và nhóm a dua… Mục tiêu là phải giáo dục sự thấu cảm, đi đến cam kết không tái phạm hành vi và những hình thức quản lý giám sát.
- Điều quan trọng nhất là người bị bắt nạt phải tự đối mặt và vượt qua, vậy trẻ cần được trang bị những kỹ năng gì để có một sức khoẻ tâm lý vững vàng, từ đó có thể phòng ngừa việc bị bạo lực học đường?
Để phòng ngừa bị bạo lực học đường, cha mẹ cần dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cảm xúc, giải quyết vấn đề cho con, rà soát các ý tưởng tự hại hoặc tự sát.
Cung cấp kiến thức để con hình thành thói quen vệ sinh sức khỏe tâm thần.
Đồng thời, dạy kỹ năng ứng phó với bạo lực trực tiếp (như, bình tĩnh và tự tin, nói dừng lại, nếu đi quá giới hạn sẽ báo cáo; tự bảo vệ bản thân, tìm kiếm sự giúp đỡ xung quanh, ghi lại chứng cứ) và trực tuyến (không phản hồi, lưu bằng chứng; chặn, báo cáo) một cách đúng đắn.
- Xin cảm ơn PGS!