Kỹ năng viết nghị luận xã hội trong bài Ngữ văn tốt nghiệp THPT

Hải Bình | 28/03/2023, 11:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cô Đinh Thị Thuỷ, GV Trường Phenikaa (Hà Nội) chia sẻ với học sinh về kỹ năng viết nghị luận xã hội trong bài thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT.

Ví dụ: Lối sống thực dụng có nguyên nhân khách quan (đời sống xã hội, môi trường giáo dục…, nhưng cần chú trọng nguyên nhân có tính quyết định là nhận thức, hành động của chính bản thân. Hướng phát huy/khắc phục (nếu cần).

Thứ tư: Bàn luận, mở rộng. Phần này, thí sinh cần nêu được 2 ý: Phản đề và mở rộng vấn đề.

Phản đề, nêu những biểu hiện tích cực/tiêu cực liên quan đến vấn đề. Ví dụ, đề yêu cầu về ý nghĩa của lòng kiên trì thì phần phản đề: trăn trở, phê phán những biểu hiện thiếu kiên trì, nóng vội.

Mở rộng vấn đề(thể hiện cái nhìn biện chứng): Mở rộng ý, không tuyệt đối hóa vấn đề một cách cực đoan, một chiều

Ví dụ: Kiên trì có ý nghĩa quan trọng, song cùng với kiên trì ta cần có sự linh hoạt, sáng tạo, khi ấy, sự kiên trì mới phát huy hết ý nghĩa, nhất là trong kỉ nguyên số.

Kết đoạn:Chốt lại vấn đề, nêu bài học nhận thức và hành động (bài học cần nêu đủ: nhận thức về vấn đề ra sao, sẽ hành động như thế nào).

Kỹ năng viết nghị luận xã hội trong bài Ngữ văn tốt nghiệp THPT  ảnh 1

Cô Đinh Thị Thủy

Yêu cầu về lập luận, về ngôn ngữ, diễn đạt

Yêu cầu về lập luận, ngôn ngữ và diễn đạt trong bài văn nghị luận là:Lập luận chặt chẽ, kết hợp lý lẽ, dẫn chứng (dẫn chứng cần tiêu biểu, có tính thời sự).

Tránh lối viết kể lể dài dòng nhưng cũng không đại khái, lý thuyết. Ý kiến phải sâu sắc, toàn diện, mới mẻ. Có thể trích dẫn câu nói hay, danh ngôn để đoạn văn sinh động, hấp dẫn, có cảm xúc…

Yêu cầu về dung lượng, đáp ứng trọng tâm vấn đề

Bài viết phải đảm bảo khoảng 200 chữ (tối đa học sinh có thể viết trong khoảng gần 1 trang giấy thi).

Một đề nghị luận xã hội kiểu đoạn văn có thể tập trung vào một khía cạnh của vấn đề. Khi ấy, học sinh cần chú trọng nhất vào việc bàn luận, biện giải ý trọng tâm đó. Các ý khác chỉ trình bày với mục đích bổ trợ, tạo sự kết nối, làm sáng rõ ý trọng tâm mà đề yêu cầu.

Yêu cầu đối với người viết: Cần có lý tưởng, đạo lý (tôn trọng pháp luật và quy tắc đạo đức, trân quý cái đúng, cái đẹp); có khả năng lập luận, tư duy ngôn ngữ nhạy bén; có ý thức quan tâm, cập nhật các vấn đề xã hội; có tâm hồn nhạy cảm, phong phú, chân thành.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/ky-nang-viet-nghi-luan-xa-hoi-trong-bai-ngu-van-tot-nghiep-thpt-post631992.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/ky-nang-viet-nghi-luan-xa-hoi-trong-bai-ngu-van-tot-nghiep-thpt-post631992.html
Bài liên quan
Chăm lo cho học sinh nội trú t rước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, các trường dân tộc nội trú (DTNT) đã chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, ôn luyện sát với chương trình.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỹ năng viết nghị luận xã hội trong bài Ngữ văn tốt nghiệp THPT