Lá tía tô trị được bao nhiêu bệnh thông thường?

21/12/2023, 15:47
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tía tô là loại rau gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, loại lá này cũng là một vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền.

Không chỉ là rau gia vị, trong đông y, tía tô còn là vị thuốc quý. Toàn cây tía tô từ thân, lá, cành, hạt đều cho ra vị thuốc để điều trị các chứng bệnh. Vậy, lá tía tô trị những bệnh gì?

Lá tía tô trị bệnh gì?

Lá tía tô màu xanh đậm, bên trong nhiều gân màu đỏ tía. Từ xa xưa, người Việt đã lưu truyền nhiều bài thuốc từ dược liệu này và các món ăn dân giã không thể thiếu tía tô.

Có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng lá tía tô có thể hỗ trợ điều trị cúm, ngộ độc thực phẩm, hen suyễn, virus đường hô hấp, tiểu đường.

Các công dụng tiêu biểu của dược liệu tía tô có thể kể đến như sau:

Chăm sóc làn da từ bên trong

Báo Lao động dẫn nguồn VFA cho biết, với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy.

Nhiều chị em sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc, mụn mủ. Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.

Hỗ trợ cho người bị bệnh gout (gút)

Trong lá tía tô chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout.

Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lý với loại thuốc được kê.

Chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, nhiều nghiên cứu chứng minh dịch chiết xuất từ lá tía tô có thể ức chế sự nhân lên của virus SARS-CoV-2 bằng nhiều cách.

Chính điều này khiến cho lá tía tô trở thành dược liệu tự nhiên thân thiện có vai trò hỗ trợ ngăn ngừa sự sinh trưởng của virus SARS-CoV-2 cũng như các loại virus gây bệnh đường hô hấp khác

Ngoài ra, chiết xuất từ loại lá này còn điều trị bệnh hen suyễn rất tốt vì nó làm tăng khả năng lưu thông khí và cải thiện chức năng của phổi. Đây là thông tin được trích dẫn từ nghiên cứu đăng trên tạp chí Archives Of Allergy And Immunology.

Chống dị ứng, bảo vệ hệ tim mạch và thần kinh

Chiết xuất thu được từ lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể.

Thành phần Omega-3 trong loại lá này tương đối cao nên chống viêm, chống oxy hóa tốt đồng thời cũng là nguồn năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, nhờ đó mà chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già.

Đặc biệt, Omega-3 nếu được hấp thụ hàng ngày còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.

Nước lá tía tô rất tốt cho sức khoẻ

Nước lá tía tô rất tốt cho sức khoẻ

Ổn định các bệnh lý tự miễn dịch

So với nhiều loại dầu thực vật khác thì dầu hạt tía tô chứa nhiều axit omega-3 alpha-linolenic hơn cả. Vậy lá tía tô có tác dụng gì trên phương diện này? Axit omega- 3 rất tốt đối với kiểm soát tình trạng tự miễn dịch như hen suyễn, lupus và viêm khớp dạng thấp.

Bệnh nhân bị hen suyễn có thể đáp ứng điều trị bằng dầu hạt tía tô tương đối tốt vì đây là dược liệu có thể ức chế co thắt đường thở và phản ứng với chất kích thích bị hít phải.

Không những thế, dầu hạt tía tô còn ức chế sự di chuyển của tế bào bạch cầu đến phổi, ngăn ngừa nguy cơ sốc phản vệ - đáp ứng miễn dịch bất thường với mức độ nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến tính mạng khi không được cấp cứu ngay.

Một số bài thuốc sử dụng lá tía tô

Bài viết của BS Vũ Quốc Trung trên Báo Sức khoẻ & Đời sống đã chỉ ra những bài thuốc có sử dụng lá tía tô như sau:

- Bài thuốc làm đẹp da: Vò nát lá tía tô hòa vào nước tắm.

- Chữa đầy hơi, đau bụng: giã một nắm lá tía tô cùng chút muối rồi chắt lấy nước uống.

- Bài thuốc chữa cảm lạnh: Tô diệp (lá tía tô khô) 8g, trần bì 6g, hương phụ 8g, cam thảo 4g, gừng tươi 2 lát, sắc uống.

- Bài thuốc tiêu đờm giảm ho: Tô diệp 15g, gừng khô 3g sắc uống mỗi ngày. Nước sắc đem chia thành 2 lần uống.

- Chữa tức thở, ho: dùng phẩn bỏ rễ cây dâu đã được bóc trắng cùng với lá tía tô cho vào nồi nấu cùng lượng nước xâm xấp cho đến khi còn một chén nước thì chắt lấy nước để uống.

- Bài thuốc chữa chướng bụng, kiện vị, cầm nôn: Lá tía tô giã lấy nước đem hòa với một ít muối và uống trong 1 lần. Nếu nôn mửa do thai nghén, nên dùng nước sắc từ cành tía tô để uống.

- Bài thuốc chữa tiêu chảy, miệng nôn trôn tháo: Lấy lá tô tử cho vào nồi đun, sau đó bỏ bã và nấu đặc thành cao. Đậu đỏ rang vàng, tán bột mịn rồi trộn với thuốc cao tía tô hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi lần dùng 50 viên, chia 2 lần.

- Bài thuốc chữa đau bụng do ngộ độc thực phẩm: Lá tía tô tươi, giã nát, lọc lấy nước uống. Hoặc dùng tô diệp (lá tía tô khô) 10g sắc uống.

Hướng dẫn chế biến nước lá tía tô tươi

Bước 1: Rửa sạch khoảng 200 – 300g tía tô, giữ nguyên cành và lá cây. Thái khúc nhỏ từ 5 - 7cm.

Bước 2: Đổ 2.5 lít nước cùng lá tía tô sau khi rửa sạch vào nồi. Đun sôi, sau đó để lửa nhỏ khoảng 3 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Lọc lấy phần nước để sử dụng. Có thể uống nước tía tô nóng hoặc để nguội uống thay nước lọc.

Bạn có thể vắt 2-3 giọt chanh hoặc cho thêm ít đường phèn vào nước tía tô để dậy vị và dễ uống hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi:

Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị.

Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng.

Người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô.

Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Theo vtc.vn
Copy Link
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lá tía tô trị được bao nhiêu bệnh thông thường?