Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi tiết kiệm đang được các ngân hàng niêm yết từ 5,6%/năm đến 3,7%/năm. Lãi tiết kiệm cao nhất chỉ ở mức 5,6%/năm thuộc về PVCombank, đứng sau là Ocbank và HDBank cùng lãi tiết kiệm 5,5%/năm. Với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn này, số tiền lãi khách hàng thu được dao động từ 1,85 triệu đồng đến 2,8 triệu đồng.
Với kỳ hạn 9 tháng, khách hàng được hưởng lãi tiết kiệm từ 3,%/năm đến 5,6%/năm. Có 3 ngân hàng cùng có lãi tiết kiệm cao nhất là 5,6%/năm là PVCombank, Ocebank và Kiên Long Bank, đứng ngay phía sau là Vietbank với mức lãi 5,5%/năm. Lãi tiết kiệm thấp nhất kỳ hạn này thuộc về Vietcombank với mức lãi chỉ còn 3,7%/năm. Với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn này, số lãi khách hàng thu được dao động từ 2,775 triệu đồng đến 4,2 triệu đồng.
Sau những lần điều chỉnh gần đây, mức lãi tiết kiệm 6%/năm cũng đã hoàn toàn biến mất trên biểu lãi tiết kiệm của các ngân hàng ở kỳ hạn 12 tháng. Mức lãi cao nhất kỳ hạn này hiện chỉ còn 5,8%/năm. Trong khi đó, mức lãi tiết kiệm thấp nhất kỳ hạn 12 tháng chỉ còn 4,7%/năm. Với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, số lãi khách hàng thu được dao động từ 4,7 triệu đồng đến 5,8 triệu đồng. Trong đó, ngân hàng Oceanbank và Vietbank có lãi cao nhất kỳ hạn này ở mức 5,8%/năm, đứng ngay sau là PVCombank, Kiên Long Bank, NCB, Việt Á Bank, HDBank và Nam Á Bank cùng có lãi tiết kiệm 5,7%/năm. Trong khi đó, ACB và ABBank là hai ngân hàng có mức lãi tiết kiệm thấp nhất kỳ hạn này với mức lãi chỉ còn 4,7%/năm.
Với kỳ hạn 18 tháng, mức lãi tiết kiệm cũng được các ngân hàng điều chỉnh giảm chỉ còn 4,4%/năm đến 6,5%/năm. Hiện HDBank là ngân hàng có lãi tiết kiệm cao nhất 6,5%/năm. Đứng phía sau là Vietbank, Kiên Long Bank, MSB, PGBank cùng có mức lãi tiết kiệm 6,2%/năm. Theo khảo sát ở kỳ hạn này có 13 ngân hàng đang niêm yết mức lãi tiết kiệm dao động từ 6 đến 6,5%/năm. Với 100 triệu đồng gửi tiết kiệm kỳ hạn 18 tháng hiện nay, số tiền lãi khách hàng thu được dao động từ 6,6 triệu đồng đến 9,75 triệu đồng.
Báo cáo của công ty chứng khoán VNDirect đánh giá, tiền gửi tiết kiệm kém hấp dẫn hơn trong nửa sau của năm 2023. Lãi suất huy động (bình quân) kỳ hạn 12 tháng có thể về mức 5,0-5,2%/năm vào cuối năm 2023 và duy trì ở vùng thấp này trong năm 2024.
Dù các ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm lãi tiết kiệm thời gian gần đây, nhưng trong bối cảnh nhiều kênh đầu tư rơi vào tình trạng “đóng băng” hoặc khó có lợi nhuận như hiện nay, gửi tiết kiệm vẫn được nhà đầu tư lựa chọn như một nơi an toàn.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 9, lượng tiền gửi của dân cư đã tăng tổng cộng 583.494 tỷ đồng, tương đương tăng 9,95% so với cuối năm 2022. Đây là mức tăng trưởng tiền gửi 9 tháng cao nhất kể từ năm 2018.
Tổng cộng, tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng đến hết quý III/2023 đạt 12,68 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,28% so với đầu năm và là mức tiền gửi cao nhất lịch sử ngành ngân hàng.