Sức khỏe

Làm gì để tránh ngộ độc thực phẩm trong và sau mùa bão lũ?

10/09/2024 10:35

Một nguy cơ “sát sườn” đe dọa cuộc sống bình yên của con người đó là ngộ độc thực phẩm trong và sau mùa bão lũ.

Sau bão lũ, người dân thường phải đối mặt với những nguy cơ bệnh tật như bệnh về da liễu (bao gồm nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân, mẩn ngứa; viêm da... với các biểu hiện như ngứa, sẩn, nổi mụn nước, loét (kẽ chân tay). Tiếp đến là các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn… Nhóm các bệnh phát sinh do virus truyền bệnh phát sinh mạnh sau bão lũ như sốt xuất huyết, sốt virus…

Một nguy cơ “sát sườn” đe dọa cuộc sống bình yên của con người đó là ngộ độc thực phẩm trong và sau mùa bão lũ. Đây là tình trạng khó tránh khỏi bởi vì nguồn cung cấp thực phẩm an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế. Trời mưa ẩm cũng khiến lương thực, thực phẩm dễ bị thiu, mốc cộng với nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện sinh sống trong những vùng bị cô lập bởi nước lụt không đủ điều kiện thực hiện ăn chín uống sôi… là những nguyên nhân khiến ngộ độc thực phẩm dễ xảy ra.

Mưa lớn kèm theo lũ lụt có thể khiến cây trồng và rau bị nhiễm khuẩn (ảnh Internet).

Mưa lớn kèm theo lũ lụt có thể khiến cây trồng và rau bị nhiễm khuẩn (ảnh Internet).

Mưa lớn kèm theo lũ lụt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng và rau trong một vụ mùa hoặc vườn. Nước lũ có thể bị ô nhiễm bởi dầu, kim loại nặng, hóa chất độc hại, nước thải thô, chất thải của động vật trang trại, nước thải nông nghiệp, mầm bệnh, vi khuẩn và các mối nguy sinh học khác. Theo khuyến cáo của FDA (cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ), đây là nguyên nhân có thể gây ra bệnh do thực phẩm hoặc ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm sẽ có những biểu hiện gì?

Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy là những biểu hiện phổ biến nhất. Người bệnh thường mệt lả đi sau những cơn co rút ở bụng, nôn ra máu hoặc tiêu chảy nhiều lần, chóng mặt như lên cơn tiền đình. Nếu nôn và đi ngoài cấp tập trên 5 lần sẽ bị mất nước, mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Bệnh nhân có thể sốt, khô miệng, khô môi, mắt trũng, thở gấp, thậm chí có thể co giật.

Những cơn đau co thắt bụng là biểu hiện phổ biến của người bị ngộ độc thực phẩm.

Những cơn đau co thắt bụng là biểu hiện phổ biến của người bị ngộ độc thực phẩm.

Trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm: Cần thông báo đến cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực đối phó và khống chế.

Cần có kiến thức sơ cứu bệnh nhân ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc trong vòng 1 - 2 ngày sau khi dùng đồ ăn “có độc”. Cũng như nhiều căn bệnh khác, thời điểm vàng để cứu chữa cho nạn nhân có ý nghĩa không nhỏ để bảo toàn sức khỏe và không để lại di chứng nặng nề. Người sơ cứu ngoài việc có kiến thức y học thì quan trọng cần sự bình tĩnh để thực hiện các động tác thật chính xác.

Gây nôn là biện pháp đầu tiên trong trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện nôn. Hãy rửa tay thật sạch hoặc đeo găng y tế rồi đặt vào lưỡi bệnh nhân để kích thích nôn. Lưu ý, đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá mức gây sặc… Phương pháp này không áp dụng với người đã bị hôn mê.

Người bệnh cần được uống thật nhiều nước và được nghỉ ngơi yên tĩnh. Nước lọc, nước bù điện giải, nước gạo rang đều là những lựa chọn tốt để lọc độc ra khỏi cơ thể và bù lượng nước đã bị mất đi.

Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu, song bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm và biến chứng bất cứ lúc nào, cần được sự trợ giúp và theo dõi từ nhân viên y tế. Tuy nhiên, trong điều kiện thiên tai, bão lũ, ngập lụt, các cơ sở y tế đều ở trong tình trạng quá tải, bạn có thể điều trị cho người bị ngộ độc thực phẩm bằng những sản phẩm thường có trong gian bếp của mỗi gia đình.

Gừng, mật ong: Giã nhuyễn vài lát gừng và trộn chung với 1 thìa mật ong, sau đó ngậm hỗn hợp này trong khoảng 15 đến 20 phút. Cảm giác đau bụng co thắt và khó chịu ở dạ dày sẽ dịu đi.

Cảm giác đau bụng co thắt và khó chịu ở dạ dày sẽ dịu đi khi ngậm gừng mật ong.

Cảm giác đau bụng co thắt và khó chịu ở dạ dày sẽ dịu đi khi ngậm gừng mật ong.

Tỏi: Nhai vài tép tỏi tươi có thể giảm nôn nao, đau bụng nhờ đặc tính kháng khuẩn có trong tỏi. Tỏi cũng có thể giúp “cầm” tiêu chảy, hạn chế việc cơ thể mất nước.

Tỏi cũng có thể giúp “cầm” tiêu chảy.

Tỏi cũng có thể giúp “cầm” tiêu chảy.

Quả chanh: Một ly nước chanh ấm có thể giúp làm dịu dạ dày nhanh chóng cho người đang bị ngộ độc thực phẩm.

Phòng ngộ độc thực phẩm trong mùa bão lụt

Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết do ngập nước, do ngộ độc hoặc chết không rõ nguyên nhân để chế biến làm thực phẩm.

Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, hỏng.

Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, hỏng.

Đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể ở mức tối đa trong điều kiện thực phẩm khan hiếm đòi hỏi tài khéo của người nội trợ ngay khi có tin bão lụt. Rau xanh nên ưu tiên mua các loại củ quả để được lâu như bầu, bí, khoai tây, cà rốt, su su. Những món ăn như vừng rang, lạc rang là nhóm thực phẩm khá dễ ăn trong những ngày mưa bão, đặc biệt trong trường hợp gặp khó khăn trong việc kiếm thức ăn tươi sống.

Theo kinh nghiệm của người dân đã nhiều lần trải qua bão lũ, loại thực phẩm khá an toàn và có thể dự trữ lâu dài, dễ bảo quản và có thể “ăn liền” trong điều kiện mất điện hiếm nước- là bánh lương khô, gói ruốc (chà bông) thịt hoặc cá, mấy viên đạm tổng hợp, mấy viên kẹo gừng... được đóng gói trong 1 bao ni-lông dày, rất tiện dụng và đầy đủ dinh dưỡng. Khi bão lụt sắp xảy đến, mỗi người có thể mang theo một túi lương khô, khi cần dùng là có ngay.

Trong mùa mưa bão, trước tiên phải có đủ nước sạch để dùng. Nếu có điều kiện thì phải đun sôi hoặc dùng nước đóng chai, đóng hộp, nước đã khử trùng. Cố gắng ăn chín uống sôi trong điều kiện cho phép và nếu được thì nấu ăn gọn từng bữa, không để thức ăn lưu cữu. Rửa sạch tay trước và trong quá trình chế biến đồ ăn, sau khi đi vệ sinh.

Nhắc bạn, trong trường hợp bị cắt điện do mưa bão thì sau 4 giờ đồng hồ, các thực phẩm chứa trong tủ lạnh cần kiên quyết bỏ đi, cho dù chúng chưa “bốc mùi”. Đó là: Thịt đã nấu chín hoặc còn sống, cá, trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Đồ ăn nấu từ hôm trước cũng cần bỏ đi.

Theo www.24h.com.vn
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/lam-gi-de-tranh-ngo-doc-thuc-pham-trong-va-sau-mua-bao-lu-c62a1601270.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/lam-gi-de-tranh-ngo-doc-thuc-pham-trong-va-sau-mua-bao-lu-c62a1601270.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm gì để tránh ngộ độc thực phẩm trong và sau mùa bão lũ?