Làm ngay những việc sau để bảo vệ đôi mắt của trẻ

Phạm Hoa | 15/10/2023, 06:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Cận thị đang gia tăng đến mức báo động, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Ngoài yếu tố di truyền, người trẻ bị cận thị còn từ những tác động của môi trường học tập và lao động.

Cận thị là gì?

Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi nhìn sự vật, hiện tượng xung quanh. Lứa tuổi thường bị cận thị là học sinh, sinh viên, người đi làm.

Nguyên nhân khiến người bị cận là do ngồi học, làm việc sai tư thế, mặt cúi gằm xuống bàn hoặc tiếp xúc gần với máy tính, thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài hoặc do di truyền.

Khi bị cận thị, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi quan sát các vật thể ở mọi khoảng cách khác nhau. Một người được cho là bị cận khi có các triệu chứng điển hình là:

Thường xuyên phải nheo mắt lại khi cần quan sát những vật thể ở xa;

Khi quan sát vật thể lâu sẽ mỏi mắt, mắt mờ nhoè và không nhìn được rõ nét sự vật, hiện tượng;

Người cận thị càng khó quan sát được mọi thứ vào ban đêm.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị cận thị nhất và thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt là chủ yếu, có một phần nhỏ là do bẩm sinh.

bao-ve-doi-mat-cho-tre.png
             Ngoài yếu tố di truyền, tật cận thị gây ra từ những tác động của môi trường học tập và lao động.

Phòng tránh bệnh cận thị

Để phòng tránh bệnh cận thị, trước tiên, hãy chú ý tới ánh sáng trong lúc đọc và viết.

Khi đọc và viết phải có ánh sáng thích hợp, không quá mạnh hoặc quá yếu. Ban ngày nên sử dụng nguồn sáng tự nhiên, vì đây là ánh sáng tán xạ, chiếu đồng đều, mềm dịu, giúp mắt lâu bị mỏi.

Ban đêm, hoặc ban ngày (khi môi trường sinh hoạt không đủ sáng) nên dùng đèn phát sáng. Dùng đèn bàn bóng 25W hoặc đèn huỳnh quang 8W có chụp

Đặt bóng đèn từ bên trên góc trái, với khoảng cách:

Bóng huỳnh quang: 8W cách mặt bàn là 50cm, bóng 15W cách 75cm và bóng 20W cách 1m.

Bóng thông dụng: 15W cách mặt bàn 30cm, bóng 25W cách 50cm và bóng 60W cách 1m.

Trong lớp học, với phòng rộng 50 mét vuông, nên bố trí 6 bóng đèn thông dụng 100 W hoặc 8 bóng đèn huỳnh quang 40W, treo cách mặt đất 2-2,5m.

Ngồi trước màn hình máy vi tính:

Nếu làm việc suốt ngày trước màn hình, mắt sẽ mỏi, khô, sợ ánh sáng, nhìn vật thể trở nên lờ mờ sinh bệnh nhức đầu chóng mặt. Khi làm việc trên máy vi tính cần, để mắt cách màn hình khoảng 66 cm.

Theo dõi lượng thời gian làm việc, khoảng 30 phút nghỉ giải lao một lần, ra khỏi phòng đưa mắt nhìn xa.

Trong phòng cần bố trí ánh sáng cho thích hợp: Phòng rộng 12 mét vuông, nên bố trí một bóng đèn huỳnh quang có độ sáng 50-100 lux.

Khi xem tivi . Không nên xem quá lâu. Mỗi khi chương trình tivi thay đổi, nên cho mắt nghỉ trong vài phút

Trong phòng nên bật một bóng đèn sáng có chụp màu hồng.

Không nên xem quá gần hoặc quá xa. Khoảng cách giữa người xem với màn ảnh tốt nhất là bằng 4-6 lần đường chéo của màn hình. Không nên ngồi lệch quá 45 độ so với màn hình.

Cần ngồi đúng tư thế trong học tập:

Khi đọc và viết cần ngồi thẳng

Sau 45 phút cần nghỉ mắt mà vận động tay chân, nhìn xa.

Khi đọc sách phải chọn một góc độ thích hợp, tốt nhất là thiết kế mặt bàn nghiêng ở một góc là 12 độ - 15 độ

Khoảng cách giữa mắt và diện tích của tờ giấy là 33-35 cm

Không được đọc trong tư thế đang nằm.

Không nên đọc sách trên các phương tiện giao thông hoặc lúc đang đi bộ vì các lý do: Do sự chuyển động của xe hoặc của bước chân, khoảng cách giữa mắt và trang giấy luôn xê dịch làm cho mắt phải điều tiết liên tục. Lượng ánh sáng cũng thay đổi lúc mờ lúc tỏ làm mỏi mắt, giảm thị lực.

bo-sung-duong-chat-cho-mat.png
                                      Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để phòng ngừa các tật khúc xạ

Bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt:

Nên ăn nhiều chất bột gạo, gạo lứt, rau củ quả tươi, thịt, trứng, cá ngừ, cá hồi, để bổ sung vitamin A. C.E. khoáng chất, axit béo Omega- giúp cho mắt tăng điều tiết, chống thoái hoá võng mạc, hạn chế bị cạn thị hiệu quả.

Hạn chế ăn mỡ dầu để tránh làm giảm chất crôm và canxi trong cơ thể. Trường hợp nếu bé bị nguy cơ cận cao, có thể bổ sung thực phẩm chức năng, thuốc bổ mắt để giũ cho đôi mắt sáng đẹp, khoẻ mạnh.

Khám mắt thường xuyên:

Định kỳ bố mẹ nên dẫn trẻ đi khám mắt về trình tật khúc xạ ờ hoặc nhận 4 vấn cách chăm sóc mắt trực tiếp từ bác sĩ để bảo vệ đôi mắt trẻ tốt hơn.

Bố mẹ cố gắng đốc thúc, tạo thói quen cho trẻ chăm sóc mắt từ sớm để giữ cho đôi mắt trẻ khỏe ngay từ bây giờ, để không còn nỗi lo cận thị học đường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm ngay những việc sau để bảo vệ đôi mắt của trẻ