Mặt khác, có thể nhấn mạnh rằng, mặc dầu việc bày tỏ cảm xúc là quan trọng và nên bày tỏ nhưng nếu cứ để cảm xúc quá mức thì thật không tốt. “Đừng quá xúc động nữa! chỉ là mặc áo khoác thôi mà, có gì đâu mà con phải khóc như thế" – đây chính là điều cần dạy con tiết chế cảm xúc. Có thể sẽ không giúp con giải quyết cơn tức giận ngay tức thì nhưng việc cha mẹ bảo con dừng lại là không cổ xúy con thể hiện cảm xúc theo những cách quá ủy mị.
Ngày nay, khá phổ biến khi bắt gặp những bậc cha mẹ cảm thấy bất lực khi đối mặt với cảm xúc của con mình. Họ muốn ngăn chặn cảm xúc của con mình, vì vậy họ nuông chiều hoặc dỗ dành quá mức. Điều này thật nguy hiểm. Việc dạy dỗ bày tỏ cảm xúc là rất quan trọng, nhưng bày tỏ cảm xúc quá mức là điều cần xem xét. Cảm xúc cho chúng ta biết rất nhiều điều, nhưng chúng không nói lên toàn bộ câu chuyện.
Cảm xúc không đòi hỏi phải hành động
Cảm xúc của con có bị tổn thương không khi con bị một bạn ở lớp bắt nạt? Có thể con đang đau buồn hoặc có thể nghĩ rằng mình cần tìm ra cách để vượt qua nỗi buồn này. Tuy nhiên, đôi khi cảm xúc không đòi hỏi cần hành động. Chúng ta cần dạy con cái rằng, việc bày tỏ cảm giác là quan trọng và chỉ cần thế là đủ để chia sẻ với cha mẹ về điều con cảm thấy. Bạn ấy sai trái thì cô giáo sẽ có biện pháp để phạt hay dạy dỗ bạn sai trái và cảm thấy buồn hay vui hay tức giận không phải lúc nào cũng cần đến hành động để giải tỏa sự tức giận. Ví dụ, con bày tỏ cảm xúc với cha mẹ hoặc với cô giáo “con thấy khó chịu, thấy tồi tệ khi bị bạn ấy bắt nạt”.
Cần dạy cho con rằng, việc ấy là cần thiết để cha mẹ hiểu và cảm nhận được điều con đang trải qua, chứ không phải để lý giải, bào chữa cho việc con chạy đến đánh lại bạn chảy máu. Đó là phản ứng quá mức với cảm xúc bằng hành động tiêu cực. Tất nhiên, đôi khi, hành động có thể là một phản ứng tốt nhưng cũng cần đề phòng xu hướng muốn vượt qua giới hạn cảm xúc tiêu cực.
Cảm xúc có thể sẽ qua mau chóng
Mặc dầu cảm xúc rất mạnh mẽ ngay tại thời điểm đó. Con có thể cảm thấy rất tồi tệ, thậm chí cảm thấy như muốn chết đi được khi bị bạn bắt nạt. Con có thể cảm thấy như muốn đánh cú đấm trời giáng với người làm cho con tổn thương. Thế nhưng, chúng ta cần sự kiên nhẫn trong dạy dỗ con cái trong bày tỏ cảm xúc. Điều này rất quan trọng. Dạy con rằng, cảm xúc dù vui hay buồn hay tức giận cũng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Và nếu có để cảm xúc chi phối dẫn đến hành động tiêu cực thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Con có thể vi phạm nội quy nhà trường, có thể bị làm kiểm điểm, bị phạt…. Để cho con thấy viễn cảnh tồi tệ nếu con hành động giải tỏa cảm xúc theo hướng như vậy.
Thay vào đó, đánh lạc hướng cho con bằng hoạt động chạy nhảy, vui chơi. Khi con vươt qua cảm xúc tức giận, bạn chỉ cần hỏi con “bây giờ con thấy thế nào? Con còn thấy buồn bực nữa không?”. Bạn cần dạy con rằng, không nên hành động vào cảm xúc tức thời với những hậu quả của nó.