Giáo dục

Làm thế nào để rèn kỹ năng viết?

Hà Minh (T/h) 24/01/2024 06:33

(GDTĐ) - Viết là kỹ năng rất quan trọng trong công việc và học tập thường ngày của mỗi cá nhân. Để nâng cao được khả năng viết, thể hiện được bản thân qua ngôn ngữ, bắt buộc bạn phải mài dũa, luyện tập nghiêm túc và có mục tiêu rõ ràng.

ky-nag.jpg
Làm thế nào để rèn kỹ năng viết?

Kỹ năng viết là gì?

Kỹ năng viết giúp bạn có thể truyền tải thông tin đến người đọc thông qua ngôn ngữ. Thông qua hành động viết, người đọc có thể tiếp nhận được nội dung bạn muốn đề cập tốt hơn nếu bạn có kỹ năng viết và truyền đạt tốt.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ phải viết rất nhiều thứ như viết báo cáo, viết email, nhắn tin... Vì vậy, khả năng viết của bạn kém sẽ rất dễ gây ra những hiểu lầm cho người đọc và khiến bạn mất tự tin ở bản thân.

Khi sở hữu được kỹ năng viết tốt, bạn có thể cải thiện được nhiều vấn đề như rèn luyện được tư duy tập trung, rèn luyện được khả năng giao tiếp tốt, thấu hiểu được bản thân của mình và giúp nâng cao hiệu quả công việc và học tập.

Không những vậy, bạn có thể tạo sức ảnh hưởng và thuyết phục người đọc trên nền tảng kiến thức của bạn và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ phù hợp với mục tiêu nội dung bạn đề ra. Thông qua việc viết, bạn có thể truyền cảm hứng đến những người xung quanh bằng từ ngữ của mình.

Rèn luyện kỹ năng viết hiệu quả

Hãy cứ viết và đừng sợ sai

Một trong những sai lầm hay mắc phải nhất của người mới luyện viết chính là luôn sợ viết sai. Trên thực tế, những người sở hữu khả năng viết tốt thì họ cũng có thể đã khoảng thời gian viết sai liên lục. Vì kỹ năng này không phải là kỹ năng bẩm sinh. Bạn chỉ cần siêng năng rèn luyện là có thể trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Hãy xây dựng thói quen viết mỗi ngày để bắt đầu quá trình rèn luyện kỹ năng này. Khi viết đã trở thành thói quen thì việc diễn đạt nội dung sẽ trở nên dễ dàng. Từ đó, bạn sẽ bắt đầu nhìn được lỗi sai ở đâu, dùng ngữ pháp ra sao và biết cách trau chuốt hơn cho con chữ của mình. Vì vậy, bạn hãy vượt qua nỗi sợ của chính mình và bắt đầu đặt bút viết.

Duy trì thói quen đọc

Đọc sách báo tin tức giúp bạn có thể trau dồi thêm được lượng kiến thức dồi dào. Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen đọc còn rất tốt cho quá trình luyện viết của bạn. Khi đọc trở thành thói quen, bạn có thể học hỏi được những văn phong ưa thích và phù hợp với những gì cần viết. Sau quá trình luyện đọc, từ ngữ văn phong và cả kiến thức mà bạn tiếp nhận đó sẽ thấm nhuần để khi bạn viết, mọi kiến thức kỹ năng được tái hiện lại dưới cách diễn đạt của riêng bạn.

Chú trọng vào ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Việt rất đa dạng và phức tạp do tính đa ngữ nghĩa của từ ngữ. Tuy nhiên, người viết cần phải nắm vững quy tắc ngữ pháp cơ bản làm xương sống trong việc diễn đạt. Trước hết cần tuân thủ ngữ pháp và đảm bảo rằng mỗi câu đều có đủ chủ ngữ và vị ngữ, đoạn văn đầy đủ cấu trúc, bài viết cũng đầy đủ các thành phần và rõ ý. Có như vậy, bài viết của bạn sẽ đáp ứng yêu cầu đúng-đủ, dần trở nên đúng-đủ-hay.

ky-nang-viet.jpg
Ảnh minh hoạ.

Luyện viết ngắn và súc tích

Thay vì viết một câu dài và cố gắng nhồi nhét những từ vựng hoa mỹ vào đó. Bạn có thể luyện tập rút gọn câu đó lại nhưng vẫn chứa đầy đủ hàm ý bạn muốn truyền tải. Như vậy, câu văn sẽ trở nên tròn đầy và xúc tích.

Tiếp theo, hãy đọc lại bài và tìm lỗi chính tả. Đối với những từ ngữ chưa rõ nghĩa, bạn có thể tra cứu từ điển để hiểu thêm ngữ nghĩa về từ vựng đó. Như vậy, bạn sẽ loại bỏ được từ ngữ thừa thãi, và sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ chuyên biệt của lĩnh vực cần thể hiện.

Tránh xao nhãng

Viết tập trung vào trọng tâm không dễ nhưng là điều tối quan trọng trong viết lách. Bạn có thể sử dụng phần mềm phù hợp để tăng hiệu quả muốn trình bày, giúp tập trung vào đúng mục tiêu bạn đề ra, giảm thiểu tối đa những điều làm bạn phân tâm.

Kiểm tra lại nội dung mình đã viết

Hãy luôn phân tích xem nội dung mình vừa viết ra đã đúng mục tiêu hay chưa. Đồng thời, cần kiểm soát chặt chẽ các từ ngữ, đoạn văn dễ gây hiểu nhầm hoặc nội dung có tính nhạy cảm như kì thị vùng miền, giới tính, chính trị... Tốt nhất là hãy xây dựng một khung nội dung trước khi bắt đầu viết để sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ một cách mạch lạc và đúng hướng chủ đề đặt ra.

Tham gia các khóa học viết

Ngoài việc tự luyện viết tại nhà, bạn có thể tham gia vào các lớp hay các khóa học về kỹ năng viết. Bạn sẽ được trang bị những kiến thức mới hay được truyền những kinh nghiệm thực tiễn từ người hướng dẫn, từ bạn bè, từ đó giúp bạn có cái nhìn rộng hơn nhằm phát triển kỹ năng viết của bản thân. Ngoài ra, bạn có thể giao lưu, trao đổi thông tin với mọi người và xây dựng mối quan hệ tốt cho công việc sau này.

Chia sẻ bài viết của mình

Khi bạn chia sẻ bài viết của mình cho nhiều người biết đến, lúc này họ chính là người thầy của bạn. Bạn sẽ được họ góp ý, chỉnh sửa câu chữ, ngữ pháp và cả lỗi chính tả. Điều này cũng giúp ích cho việc viết của bạn được nhìn nhận kỹ lưỡng và đa chiều hơn.

Những nơi bạn có thể chia sẻ bài viết của mình chính là trang mạng xã hội, các diễn đàn hay các nhóm học tập, chuyên ngành. Bạn không cần quá lo lắng khi đăng lên các diễn đàn đó phải là các bài viết mang những thông tin vĩ mô. Bạn chỉ cần là chính mình, chia sẻ những điều nhó nhặt trong cuộc sống của bạn và những điều làm bạn cảm thấy thích thú.

Hãy mở rộng vốn hiểu biết của bạn không ngừng bằng mọi giác quan, từ việc cảm nhận - nghe - đọc - quan sát - học hỏi thường xuyên, chỉ cần có ý thức học hỏi, tất cả sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng viết của bản thân, giúp ích nhiều hơn cho công việc của bạn.

Bài liên quan
Bồi dưỡng kỹ năng viết các bài báo khoa học và công bố quốc tế
Hội thảo 'Kỹ năng khai thác các nguồn tin KH&CN và viết các bài báo khoa học quốc tế' được tổ chức tại Đại học Thái Nguyên.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Làm thế nào để rèn kỹ năng viết?