Nếu điều này đã xảy ra, thì hẳn phải có lỗ đen khối lượng cỡ Mặt Trời ở ngoài kia, chúng quá nhỏ để có thể hình thành từ các supernova giống như lỗ đen khối lượng sao.
Nếu lỗ đen nguyên thủy nhỏ hơn nhiều, chẳng hạn như dưới một tỷ phần tỷ của khối lượng Mặt Trời, thì mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Lỗ đen nhỏ sẽ tiêu thụ một số vật chất bên trong ngôi sao, nhưng với tốc độ không nhanh.
Tuy nhiên, nó sẽ khuấy động mọi thứ trong lõi, làm nóng lõi hơn cả quá trình tổng hợp hạt nhân. Kết quả là, một ngôi sao có thể phồng lên thành một "sao đỏ lạc lõng", lạnh và đỏ hơn so với những sao khổng lồ đỏ thông thường. Tất cả những biến động trong lõi cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động bề mặt của ngôi sao.
Những ảnh hưởng sẽ khá nhỏ, nhưng các tác giả cho rằng sự hiện diện của một lỗ đen nguyên thủy có thể được nhìn thấy thông qua địa chấn học của các sao.
Dựa trên các nghiên cứu nhật chấn học mà chúng ta đã thực hiện, hầu như chắc chắn KHÔNG có lỗ đen nào trong Mặt Trời của chúng ta. Hoặc nếu có, nó sẽ cần phải cực kỳ nhỏ. Vì vậy, không cần phải chuẩn bị đồ thoát hiểm cho ngày tận thế. Nhưng có lẽ có một số sao Hawking ở ngoài kia nếu chúng ta định tìm kiếm.
Bryan
Theo Phys.org