Tất cả những điều này đều không phải. Giới chuyên gia quân sự Nga mới đây đã hé lộ nguyên nhân khiến Inokhodets không được nhắc tới, trong khi nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trên chiến trường.
Nguyên nhân chính là do Quân đội Nga đã sử dụng nó với vai trò đặc biệt khác thường để đem lại hiệu quả tối đa trên chiến trường, thậm chí có thể coi nó là kẻ khiến lực lượng pháo binh Ukraine, kể cả các hệ thống Pháo phản lực Cơ động cao tối tân M142 HIMARS của Mỹ phải "tắt điện".
Vai trò mới của Orion-E trong tác chiến phản pháo
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, hỏa lực pháo binh đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí có thể coi là yếu tố quyết định để giành chiến thắng ở trên bộ. Do đó, phạm vi tấn công, khả năng tấn công chính xác của các loại pháo và khả năng phản pháo được cả Moscow lẫn Kiev đặc biệt quan tâm.
Mỹ và NATO đã cung cấp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine rất nhiều tổ hợp pháo binh khác nhau, đặc biệt là Pháo phản lực Cơ động cao HIMARS. Chính tổ hợp pháo M142 Mỹ với tầm bắn xa và độ chính xác cao, khả năng cơ động tốt đã gây ra rất nhiều thiệt hại cho Quân đội Nga ở tiền tuyến và cả phía sau các vùng Nga đang kiểm soát.
Do đó, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Quân đội Nga sau gần một năm tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là ngăn chặn các đòn tấn công của HIMARS, sau đó là tiêu diệt các hệ thống pháo cơ động cao mà Mỹ cung cấp cho Quân đội Ukraine.
Đối với lực lượng pháo binh Nga, các khẩu đội pháo tự hành 152mm Giatsint chịu trách nhiệm tác chiến phản pháo. Chỉ thị mục tiêu được chỉ dẫn từ lực lượng trinh sát mặt đất, radar phản pháo, UAV trinh sát quân sự và thậm chí là cả các loại Flycam (Flying Camera) hay quadcopter thương mại.
Chỉ huy của một trong những sư đoàn pháo binh thuộc Quân đoàn 1 Nga giải thích rằng, pháo tự hành Giatsint có tầm bắn tới 30km, có thể bắn đạn Krasnopol dẫn đường bằng laser. Nếu có máy bay không người lái thì những chiếc UAV này sẽ chỉ thị mục tiêu để Giatsint diệt mục tiêu địch.
Tuy nhiên, những chiếc UAV chiến thuật như Orlan có phạm vi hoạt động không xa, khả năng theo dõi mục tiêu di động kém chỉ có thể giúp lực lượng phản pháo của Nga tiêu diệt pháo mặt đất triển khai cố định hoặc có khả năng cơ động thấp, nhưng không thể phá hủy các hệ thống pháo phản lực cơ động cao như HIMARS.
Việc sử dụng UAV Inokhodets làm phương tiện chính trong hoạt động giám sát và chỉ thị mục tiêu từ xa đã khiến các hệ thống MLRS cơ động cao của Ukraine bị Nga bắt chết, giúp hiệu suất phản pháo của Nga tăng lên đáng kể. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các hệ thống HIMARS của Ukraine bị tiêu diệt gần hết trong nửa năm qua.
Vị chỉ huy sư đoàn pháo binh Nga tuyên bố rằng, nếu cứ 50 km tiền tuyến có sự hiện diện của một chiếc UAV Orion-E thì Quân đội Nga có thể "quên" lực lượng pháo binh Ukraine. Và trong thời gian tới, ở khu vực chiến dịch quân sự đặc biệt chắc chắn sắp xuất hiện thêm nhiều chiếc Inokhodets nữa.