Bông cải xanh chứa nhiều chất xơ. Ảnh: Pexels
Bông cải xanh chứa Sulforaphane
Theo một bài đánh giá trên trang Science Direct, bông cải xanh có chứa Sulforaphane có khả năng ổn định lượng đường trong máu, giảm tình trạng tăng lipid máu, kháng insulin và căng thẳng do bệnh tiểu đường gây ra.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, việc mất nước sẽ gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu. Angelina Bañuelos-Gonzalez, MS, RDN, chuyên gia giáo dục và chăm sóc bệnh tiểu đường tại Nudj Health, bông cải xanh có 90% là nước, vì vậy ăn trái cây và rau tươi như bông cải xanh cũng có thể giúp bạn giữ nước.
Bông cải xanh hiện tại có giá khá rẻ, khoảng 33.000 đồng cho nửa ký. Bạn có thể chế biến bông cải xanh theo nhiều cách như hấp, xào, nấu súp… và kết hợp với các loại thực phẩm khác, Jocelyne Loran, RD, CDCES, chuyên gia dinh dưỡng tại ĐH Maryland gợi ý.
Bông cải xanh chứa Sulforaphane giúp ổn định lượng đường trong máu. Ảnh: Pexels
Theo Bañuelos-Gonzalez, nếu không ăn bông cải xanh thường xuyên, ban đầu bạn có thể bị đầy hơi và chướng bụng.
Bông cải xanh rất giàu vitamin K, một loại vitamin giúp thúc đẩy quá trình đông máu trong cơ thể. Nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin), vitamin này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định xem nên ăn bao nhiêu bông cải xanh là hợp lý khi đang dùng thuốc làm loãng máu.