Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oxidative Medicine and Cellular Longevity, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong hoàng kỳ có khả năng đẩy lùi chứng xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là tình trạng xơ cứng động mạch và tích tụ mảng bám gây nguy cơ đau tim. Các thử nghiệm cho thấy lợi ích bảo vệ tim, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch của loại rễ cây này.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy tác dụng chống ung thư phổi, ung thư vú và ung thư ruột kết của rễ cây hoàng kỳ. Loại rễ này được phát hiện có tác dụng làm thu nhỏ khối u ung thư và ngăn ngừa tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Hoàng kỳ cũng giàu chất oxy hoá, ức chế các gốc tự do gây tổn thương tế bào. Bên cạnh đó, rễ hoàng kỳ còn có tác dụng tăng khả năng phòng vệ tự nhiên của hệ thống miễn dịch, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.
Ảnh minh hoạ
Hoàng kỳ được sử dụng như bài thuốc Đông y để hỗ trợ sức khỏe thận. Rễ hoàng kỳ được chứng minh có tác dụng cải thiện tình trạng protein niệu - tình trạng có quá nhiều protein trong nước tiểu. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Pharmacology cho thấy bổ sung rễ cây hoàng kỳ vào chế độ ăn uống có thể cải thiện chức năng thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính.
Trong rễ cây hoàng kỳ chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút, chữa cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Theo Medicalnewstoday, hiện chưa có đủ thông tin khoa học để xác định liều lượng thích hợp của xương cựa cho từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe… Vậy nên việc sử dụng rễ cây hoàng kỳ cần được tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Theo ScitechDaily, Toutiao