Cùng với đó, tổng hàm lượng polyphenol trong hoa atiso đỏ có thể làm giảm tổn thương oxy hóa ở gan, giảm tổn thương gan do viêm và hoại tử tế bào đồng thời giảm chỉ số chức năng gan và bảo vệ gan.
3. Làm đẹp, chống lão hoá
Hoa atiso đỏ chứa lượng phytochemical tự nhiên cao, có thể loại bỏ các gốc tự do một cách hiệu quả, tăng khả năng chống oxy hóa của cơ thể và giúp lưu thông máu hiệu quả, từ đó cũng tăng khả năng phục hồi của da.
Khi ngâm hoa atiso đỏ với nước dùng để rửa mặt sẽ có mùi hoa hồng thoang thoảng dễ chịu, nước có màu đỏ nhạt, giúp da mịn màng sau khi rửa nên có tác dụng làm đẹp. Cùng với đó, hoa atiso đỏ phơi khô có thể cho vào gối. Hương thơm tự nhiên từ loại hoa này cũng có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ mỗi ngày.
Giáo sư Vương Tiến Côn cũng đưa ra lưu ý, không nên uống quá 200cc trà hoa atiso đỏ mỗi ngày và uống nóng sẽ tốt hơn uống đá để tránh ảnh hưởng đến nhu động ruột. Đồng thời, ông cũng gợi ý liều lượng lý tưởng để pha trà là 100gram hoa atiso đỏ cùng 1000cc nước đun sôi và không nên thêm đường để tránh thừa cân.
Đặc biệt với những người có vấn đề về đường tiêu hoá không nên uống khi đói bụng bởi loại trà này có tính axid nhẹ. Sau khi uống trà hoa atiso đỏ, tốt nhất nên súc miệng bằng nước để tránh chất axit tự nhiên trong trà làm hỏng men răng.
Trà hoa atiso đỏ có tác dụng lợi tiểu nên người thận yếu không nên uống quá nhiều.
Đồng thời, trà hoa atiso đỏ có thể hạ huyết áp, người huyết áp thấp nên lưu ý hạn chế sử dụng. Nếu bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp uống trà hoa atiso đỏ nên tiếp tục theo dõi lượng đường trong máu và huyết áp để tránh lượng đường trong máu hoặc huyết áp xuống quá thấp.
Một số nghiên cứu cũng cho rằng uống trà hoa atiso đỏ không an toàn cho người đang dùng thuốc chống sốt rét chloroquine vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên uống trà hoa atiso đỏ.
Nguồn: edh.tw