Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề)".
"Như vậy, sau cải cách tiền lương sẽ tiếp tục áp dụng phụ cấp thâm niên vượt khung, nhưng không còn phụ cấp thâm niên nghề"- ông Lộc cho biết.
Lương sẽ tăng hơn hay giảm đi?
Theo ông Tống Phước Lộc, theo nguyên tắc cải cách tiền lương quy định tại Mục 3 Phần III về xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá XII số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp "Các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước xây dựng văn bản quy định chế độ tiền lương mới báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định trước khi ban hành, để từ năm 2021 thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng".
Như vậy, nguyên tắc cải cách tiền lương bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công và các bộ, ngành, cơ quan liên quan đang khẩn trương hoàn thiện thang bảng lương mới theo kế hoạch quy định tại Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31-1-2024 về triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.