Lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội để không bị mất điểm

23/05/2023, 11:28
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Để không bị mất điểm khi viết đoạn văn nghị luận xã hội, thầy Nguyễn Bách Sa lưu ý học sinh ghi nhớ, nắm vững một số nội dung quan trọng.

Nắm vững các bước thực hiện viết một đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

Bước 1. Nêu vấn đề nghị luận: tức là trả lời câu hỏi Cái gì ?

Bước 2. Giải thích tư tưởng, đạo lí: tức là trả lời câu hỏi Là gì?

Bước 3. Bàn luận vấn đề ở nhiều khía cạnh: thí sinh cần đặt ra các câu hỏi như: tại sao? (tại sao như thế? Tại sao cần phải…), như thế nào? (vấn đề đó có ý nghĩa với ai, có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, xã hội,…), ai? (dùng để làm dẫn chứng),… Thí sinh cũng cần mở rộng vấn đề gợi ra từ tư tưởng, đạo lí đó để bài viết được sâu sắc.

Bước 4. Rút ra bài học hành động của bản thân: tức là trả lời câu hỏi Làm gì?. Để trả lời câu hỏi này, thí sinh cần đặt vấn đề về bản thân đã chứng kiến hay đã trải nghiệm vấn đề đó hay chưa, bản thân đã làm những gì khi trải nghiệm hoặc sẽ trải nghiệm,… Cuối đoạn văn, thí sinh cần khẳng định lại tính đúng của tư tưởng, đạo lí đó. Có như thế mới đảm bảo được hình thức của một đoạn văn (có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn văn).

Cách viết đoạn văn

Không có một khuôn mẫu nào chung cho sự sáng tạo trong văn học. Vì thế, thí sinh cần lựa chọn cho mình cách diễn đạt hợp lí. Tuy nhiên, những yêu cầu trong đáp án cho một đề thi luôn hướng người viết tới những chuẩn mực về đạo đức, những quy định của pháp luật cũng như những yêu cầu chặt chẽ của một văn bản. Điều đó giúp người viết định hướng đúng nội dung cần luận, đảm bảo tính chính xác, tính thẩm mỹ của tiếng Việt. Thí sinh có thể tham khảo các gợi ý sau:

Lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội để không bị mất điểm ảnh 2

Bên cạnh kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Ở kiểu bài này, ngoài các điểm chung với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí (nêu vấn đề nghị luận, giải thích hiện tượng đời sống (nếu có), rút ra bài học nhận thức và hành động,…).

Ở phần phát triển đoạn văn, thí sinh cần khái quát được thực trạng của vấn đề (biểu hiện như thế nào), hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực) / ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực) của hiện tượng (với ai?, như thế nào?), nguyên nhân (từ đâu?), đưa ra giải pháp khắc phục và phê phán (nếu là hiện tượng tiêu cực)/ phát huy và khích lệ (nếu là hiện tượng tích cực),… Cuối đoạn văn, thí sinh cần khẳng định đó là hiện tượng tích cực cần gìn giữ, phát huy, nhân rộng,… hay đó là hiện tượng tiêu cực cần loại bỏ.

Về mặt sáng tạo trong bài viết, thí sinh sẽ đạt điểm nếu có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo hoặc có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề được bàn luận.

Lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội để không bị mất điểm ảnh 3
Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/luu-y-khi-viet-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-de-khong-bi-mat-diem-post639468.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/luu-y-khi-viet-doan-van-nghi-luan-xa-hoi-de-khong-bi-mat-diem-post639468.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội để không bị mất điểm