Lý do con người lặp lại sai lầm dù biết rõ về chúng

24/04/2023, 10:44
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các nhà khoa học chỉ ra con người thường không học hỏi được từ những sai lầm trong quá khứ. Thay vào đó, chúng ta có khả năng tiếp tục lặp lại những sai lầm tương tự.

Ngay cả khi chúng ta suy nghĩ cẩn thận và chậm rãi, bộ não vẫn thiên về thông tin và khuôn mẫu mà con người đã sử dụng trong quá khứ, bất kể điều này có thể dẫn đến sai sót. Đây được gọi là định kiến ​​quen thuộc.

Con người có thể học hỏi từ những sai lầm. Tuy nhiên, chất lượng những thông tin học hỏi được rất thấp. Trên thực tế, nếu chúng ta mắc lỗi, độ lệch tần số khiến chúng ta có khả năng lặp lại hành vi sai lầm bất cứ khi nào thực hiện lại nhiệm vụ đó.

Điều đó nghĩa là bộ não bắt đầu giả định những lỗi đã mắc phải trước đây chính là cách để thực hiện một nhiệm vụ. Điều đó tạo ra một lộ trình sai lầm theo thói quen.

Vì vậy, càng lặp lại những hành động giống nhau, chúng ta càng có nhiều khả năng đi vào con đường sai lầm. Dần dần, nó ăn sâu đến mức trở thành một tập hợp các "phím tắt" nhận thức vĩnh viễn trong não bộ.

hoc hoi tu sai lam anh 1

Khi càng cảm thấy tội lỗi và xấu hổ, đồng thời cố gắng che giấu lỗi lầm của bản thân, chúng ta càng có nhiều khả năng lặp lại chúng. Ảnh minh họa: Pexels.

Kiểm soát nhận thức

Con người có một khả năng khắc phục các "phím tắt", đó là kiểm soát nhận thức. Các nhà khoa học xác định hai vùng não có tế bào giám sát lỗi. Nó nằm ở vỏ não trước, là một phần của chuỗi các bước xử lý (từ tái tập trung đến học hỏi từ những sai lầm).

Hiện tại, các nhà khoa học đang khám phá xem liệu hiểu rõ hơn về điều này có thể giúp phát triển các phương pháp điều trị và hỗ trợ tốt hơn cho bệnh Alzheimer hay không.

Tuy nhiên, ngay cả khi chưa hiểu hết về các quá trình não bộ liên quan đến kiểm soát nhận thức, con người vẫn có thể làm những cách đơn giản hơn để hạn chế lặp lại sai lầm.

Thứ nhất, bạn nên thoải mái hơn với việc phạm lỗi sai. Thực tế, đó là cách tích cực để tiến về phía trước. Con người có thói quen coi thường những thất bại và sai lầm. Do đó, chúng ta có thể cảm thấy xấu hổ vì những sai lầm của mình và cố gắng che giấu chúng.

Khi càng cảm thấy tội lỗi và xấu hổ, đồng thời cố gắng che giấu lỗi lầm của bản thân, chúng ta càng có nhiều khả năng lặp lại chúng. Ngược lại, khi cảm thấy không quá thất vọng về bản thân, con người có nhiều khả năng tiếp nhận thông tin mới tốt hơn để giúp sửa chữa sai lầm.

Ngoài ra, việc thừa nhận những thất bại của mình và tạm dừng để xem xét lại có thể giúp chúng ta giảm bớt sự thiên vị về tần suất. Điều này khiến chúng ta ít có khả năng lặp lại sai lầm của mình và củng cố bản thân.

Theo zingnews.vn
https://zingnews.vn/ly-do-con-nguoi-lap-lai-sai-lam-du-biet-ro-ve-chung-post1424639.html
Copy Link
https://zingnews.vn/ly-do-con-nguoi-lap-lai-sai-lam-du-biet-ro-ve-chung-post1424639.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do con người lặp lại sai lầm dù biết rõ về chúng