Rồng cũng là hình tượng trung tâm trong kiến trúc hoàng gia. Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, có rất nhiều họa tiết hình rồng.
Rồng tô điểm cho cổng, tường, cột và mái nhà, tượng trưng cho uy quyền và sự bảo vệ của triều đình.
Bức tường Cửu Long tại lối vào Tử Cấm Thành - một bức tường lớn có hình chín con rồng khác nhau – là ví dụ điển hình về việc sử dụng hình ảnh rồng trong kiến trúc hoàng gia.
Hoàng hậu Trung Hoa thời phong kiến thường gắn liền với hình tượng của phượng. Rồng và phượng tượng trưng cho sự hòa hợp trong hôn nhân và sự cân bằng giữa âm và dương.
Truyền thuyết nổi tiếng liên quan đến rồng ở Trung Quốc
Rồng giữ một vị trí nổi bật trong văn hóa dân gian và truyền thuyết Trung Quốc, thường đóng vai trò là trung tâm hoặc biểu tượng quyền lực.
Những câu chuyện này, được truyền qua nhiều thế hệ, minh họa rõ hơn về tầm quan trọng của rồng trong văn hóa Trung Quốc.
Một trong những truyền thuyết về rồng nổi tiếng nhất là câu chuyện về Ngọc Hoàng, là chủ của vạn vật trong quan niệm tín ngưỡng Trung Quốc và một số quốc gia khác. Theo ghi chép trong cuốn “cao thượng Ngọc Hoàng bản hành tập kinh”, thời xa xưa có một quốc gia là Quang Nghiêm Diệu Lạc, quốc vương là Tịnh Đức.
Hai vợ chồng nhà vua mãi không có con nối dõi. Vua Tịnh Đức trong lòng thầm nghĩ: “Ta ngày một già yếu, lại không có thái tử kế thừa vương vị, sau này xã tắc không có người có thể phó thác, làm thế nào đây?”
Thế là nhà vua mời đạo sĩ vào cung, suốt nửa năm thành kính cầu nguyện. Một đêm nọ, vương hậu Bảo Nguyệt Quang bỗng nhiên mơ thấy Thái Thượng Lão Quân bế một đứa trẻ, ngồi xe rồng, thân phát ánh hào quang, từ trên trời giáng hạ. Vương hậu cung kính lễ bái, nói với Thái Thượng Lão Quân rằng: “Đức vua mãi không có con trai nối dõi, xin ban cho đứa trẻ này để làm chủ xã tắc”. Thái Thượng Lão Quân nói: “Như nguyện vọng của vương hậu”.
Sau khi tỉnh dậy, vương hậu thấy mình có thai và đúng ngày sinh hạ thái tử. Thái tử từ nhỏ đã thông tuệ hơn người. Sau khi trưởng thành, Thái tử đã phò tá nhà vua trị quốc. Sau khi vua cha băng hà, thái tử cảm thấy đời người khổ và ngắn ngủi, bèn nhường ngôi rồi hành nghề y chữa bệnh, xả thân cứu người. Trải qua 3.200 kiếp, thái tử được thăng trở thành tiên. Sau này, để cứu độ chúng sinh, ông lại trải qua vô số kiếp nạn, được mọi người và thần tiên kính mến, tôn làm Ngọc Hoàng Thượng đế, cai quản Tam giới.
Truyền thuyết nổi tiếng khác liên quan đến rồng là Long Vương - tên gọi chung cho các vị thần cai quản các vùng biển và đại dương trong thần thoại Trung Hoa và một số quốc gia khác. Người Trung Hoa cho rằng có Tứ hải Long Vương, bao gồm: Đông Hải Long Vương - Ngao Quảng; Tây Hải Long Vương - Ngao Nhuận; Nam Hải Long Vương - Ngao Khâm; Bắc Hải Long Vương - Ngao Thuận.
Long Vương có thể điều khiển thời tiết và thường được con người cầu mong mưa thuận gió hòa mưa trong thời kỳ hạn hán.
Rồng cũng xuất hiện trong truyền thuyết về Tôn Ngộ Không - nhân vật nổi tiếng trong thần thoại Trung Quốc.
Trong một câu chuyện, Ngộ Không đã đánh cắp cây trượng ma thuật của Long Vương. Điều này làm rõ hơn mối liên hệ của rồng với sức mạnh và phép thuật.
Trong câu chuyện về Bạch Xà, con rắn biến thành một thiếu nữ xinh đẹp. Nó yêu một người đàn ông phàm trần, nhưng mối quan hệ nà bị một nhà sư phản đối. Trong trận chiến, Bạch Xà gọi Long Vương tới giúp sức, gây ra lũ lụt.
Rồng cũng xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và thành ngữ Trung Quốc Ví dụ câu “mong con sau này trở thành rồng” thể hiện sự kỳ vọng cao độ của cha mẹ vào sự thành công của con con cái.