(GDTĐ) - Những trò chơi mang tính chất kích thích trí não sẽ làm ba mẹ bất ngờ khi đem đến cho trẻ rất nhiều lợi ích. Khi được chơi các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ, trẻ sẽ được gia tăng khả năng sáng tạo và học hỏi, biết được nhiều điều bổ ích hơn, biết nhận thức không gian, học thêm được nhiều khái niệm mới,...
Trò chơi toán học: Cho bé chơi các trò chơi toán học cho trẻ 5 - 6 tuổi cũng là cách giúp bé phát triển trí tuệ. Một số trò chơi toán học có thể kể đến đó là trò chơi năm mười (trốn tìm), trò chơi chuyền thẻ, ô ăn quan hay đơn giản nhất là oẳn tù tì.
Ngoài ra, các cô có thể cho trẻ chơi những trò như đếm số, trò “thi ai đếm đúng” để tăng khả năng học hỏi cho trẻ. Các bé sẽ được chia thành những nhóm từ 4 - 8 người, sau đó bịt mắt và dùng tay sờ các vật rồi đếm. Đội nào đếm đúng và nhiều hơn sẽ trở thành đội chiến thắng.
Các trò chơi toán học sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy và nhạy bén hơn với các con số. Ngoài ra trò chơi này còn làm trẻ thêm tự tin và phát triển ngôn ngữ.
Trò chơi vẽ tranh trên giấy: Có thể tăng trí tưởng tượng và sáng tạo thông qua bé học vẽ việc vẽ tranh bởi thông qua đó, trẻ sẽ phần nào thể hiện được bản thân, cách suy nghĩ của mình về thế giới xung quanh từ đó giúp trẻ hình thành nên tính cách của mình trong tương lai. Vì thể, dù những bức tranh có nét vẽ nguệch ngoạc ta cũng nên khuyến khích trẻ vẽ nhiều hơn.
Trò chơi giải câu đố: Đây là trò chơi trí tuệ cho bé từ 2 - 8 tuổi. Cách chơi rất đơn giản, ba mẹ có thể nhân những dịp gia đình đông đủ hoặc vào lúc đi chơi, đi picnic để hỏi bé đồng thời tạo không khí vui vẻ cho gia đình.
Giải câu đố là trò chơi kích thích phát triển trí não qua các hoạt động khá đơn giản, đồng thời giúp bé nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, tăng cường vận động và nhận thức cho trẻ. Đồng thời, đây cũng là trò chơi cho bé mà ba mẹ có thể chơi vui cùng con bất cứ lúc nào.
Trò chơi xếp hình khối: Trò chơi ghép hình được xem như một trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ hay ho Xếp các khối hình hay các mảnh ghép sẽ tăng sự tưởng tượng và tư duy logic cho trẻ
Ba mẹ có thể chơi cùng trẻ đồng thời hướng dẫn và giải thích cho bé ghép các khối hình sao cho đúng thứ tự, dựa trên màu sắc và chi tiết của từng sự vật. Sau đó nâng cao độ khó từ các đồ xếp hình cơ bản lên chỉnh các bản vẽ với nhiều chi tiết hơn. Một điều quan trọng là ba mẹ nên trò chuyện với trẻ trong suốt trò chơi để tạo thêm động lực cho trẻ.
Trò chơi lắp ráp: Đây là trò chơi phát triển trí tuệ cơ bản rất phổ biến dành cho trẻ em. Ba mẹ có thể cho bé bắt đầu bằng những đồ chơi như các khối rubic hoặc những khối xếp hình cơ bản rồi dần nâng cao lên. Ba mẹ hãy cho bé những kích thước và màu sắc khác nhau, đa dạng để thỏa mãn trí tưởng tượng của trẻ, tạo cho bé sự tò mò và hứng thú.
Trò chơi lắp ráp giúp kích thích trí não của bé, tăng khả năng sáng tạo, giúp dạy trẻ nhận biết màu sắc và hình dạng phong phú, tạo cho bé thêm niềm vui và động lực.
Trò chơi tháo băng dính: Trò chơi tháo băng dính giúp trẻ gia tăng sự tập trung và động não, là một trò chơi phát triển trí tuệ vui nhộn mà ba mẹ có thể dễ dàng thực hiện ở nhà cho bé.
Cách chơi rất đơn giản. Ba mẹ hãy chuẩn bị những tờ giấy, băng keo với nhiều màu sắc khác nhau để tăng sự tò mò cho trẻ, sau đó dán chúng lên bề mặt phẳng, bàn, ghế, ...Điều này sẽ kích thích các bé dùng tay để gỡ, ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ gỡ bằng móng tay nếu cần.
Trò chơi đếm số: Ba mẹ hãy khuyến khích bé đếm những vật xung quanh như những cái ghế, bát đĩa, cây xanh hay đếm ngón tay, ... Sau đó có thể tăng dần độ phức tạp lên để kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ
Ngoài ra, đây là trò chơi giúp trẻ tăng cường sự tập trung và đặc biệt là rèn luyện trí nhớ. Trò chơi đếm số còn giúp trẻ nhận biết và quen với những vật dụng xung quanh mình, cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức mới.
Trò chơi đoán đồ vật: Một trong những trò chơi phát triển trí tuệ phổ biến cho trẻ mà ba mẹ không thể bỏ qua chính là trò chơi đoán đồ vật. Trò chơi này sẽ giúp bé biết cách hình dung, tăng sự liên tưởng để trả lời câu hỏi một cách nhanh và chính xác nhất.
Để chuẩn bị cho trò chơi này, đầu tiên ba mẹ hãy chuẩn bị thật nhiều đồ vật với các kích thước và hình dạng khác nhau rồi cho và một chiếc hộp kín. Sau đó, ba mẹ sẽ miêu tả hình dáng, công dụng và màu sắc để bé đoán. Nếu bé trả lời đúng ba mẹ hãy tặng cho bé một món quà để tạo thêm động lực, nếu bé chưa đoán ra thì ba mẹ gợi ý thêm cho bé nhé.
Trò chơi dân gian giúp trẻ phát triển trí tuệ: Việc học tập, phát triển trí tuệ thông qua trò chơi sẽ là một điều rất thú vị cho trẻ. Vậy nếu lồng ghép các trò chơi trí tuệ vào các trò chơi dân gian thì sẽ các tuyệt vời hơn nữa. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu thêm về văn hóa dân gian Việt Nam.
Trò chơi " Ô ăn quan": Đây là một trò chơi phát triển trí tuệ kết hợp trò chơi dân gian rất thú vị. Đầu tiên hãy kẻ 10 ô vuông theo 2 hàng, mỗi hàng 5 ô đối xứng nhau. Tiếp tục vẽ thêm 2 hình bán nguyệt lớn ở hai đầu. Bước tiếp theo tìm 7 viên sỏi nhỏ để vào từng ô vuông vừa vẽ, 1 viên sỏi to hình bán nguyệt. Những hạt sỏi ở ô vuông gọi là nhà dân và ở trong hình bán nguyệt sẽ được gọi là nhà quan.
Cách chơi rất đơn giản, chỉ cần lấy 1 nhà dân rồi rải đều từng ô, sau đó đập tay ở những ô trống để ăn hết viên sỏi của ô kế bên. Người chơi nào ăn hết hạt sỏi của người còn lại sớm hơn chính là người thắng. Ba mẹ cũng có thể mua trò chơi ô ăn quan ở trong hiệu sách hoặc cửa hàng tạp hóa để không tốn thời gian tìm sỏi.