Có một thí nghiệm do Giáo sư kinh tế John Pencavel của ĐH Stanford thực hiện. Nghiên cứu của ông cho thấy: Việc nỗ lực vượt quá giới hạn sẽ phản tác dụng. Bất kể người lớn hay trẻ em làm việc hơn 50 giờ một tuần, hiệu quả công việc sẽ giảm sút nhanh chóng.
Ví dụ, một đứa trẻ học 70 giờ một tuần, một đứa trẻ khác học 55 giờ một tuần. Trong lần so sánh cuối cùng, người ta thấy rằng chúng thực sự hấp thụ cùng một lượng kiến thức. Có nghĩa là: Trẻ em học một lúc và chơi một lúc so với việc học mọi lúc, hiệu quả thực sự là như nhau. Ví dụ, nếu con bạn đang nghỉ ngơi sau khi làm xong bài tập về nhà và bạn muốn con học thêm, thì thực tế con sẽ không thể ghi nhớ chúng. Tốt hơn là để trẻ chơi một lúc và thư giãn.
Tất nhiên, khi nói hãy để trẻ chơi nhiều hơn, chúng ta không có ý khuyến khích trẻ bỏ bê việc học mà nghiên cứu đã chứng minh rằng đây một giải pháp hiệu quả.
Nước Đức từng tiến hành một thí nghiệm giáo dục. Chính phủ đã thành lập 50 "trường mẫu giáo vui chơi" và 50 "trường mẫu giáo hàn lâm" để có thể so sánh.
Chúng ta có thể tưởng tượng: Trong một trường mẫu giáo kiểu trò chơi, trẻ được giáo viên dẫn dắt suốt ngày chơi nhiều trò khác nhau như đá bóng, trốn tìm, sau khi tốt nghiệp mẫu giáo trẻ chỉ nhận biết được một số từ cơ bản. Còn đối với các trường mầm non hàn lâm, các lớp ngoại ngữ, Toán được dạy trước, khiến một nhóm trẻ đi đứng không vững phải dán mắt vào bảng đen đọc và ghi nhớ bài học hàng ngày.
Nói một cách đơn giản: Một bên tôn trọng bản chất của trẻ, một bên phát triển trí thông minh của trẻ. Mục đích của thí nghiệm này là để chứng minh: Trẻ sẽ phát triển tốt hơn nếu tôn trọng bản chất của mình; hoặc nếu thấm nhuần kiến thức thì trẻ sẽ tốt hơn.
Để có được kết quả chính xác, các nhà nghiên cứu đã theo dõi cả hai nhóm trẻ trong vài năm. Trong những năm đầu, trẻ học "mẫu giáo hàn lâm" có những lợi thế nhất định về dự trữ kiến thức và học tập tốt hơn. Nhưng sau khi bước vào lớp 4 tiểu học, những đứa trẻ này nói chung trở nên tệ hơn. Không chỉ khả năng đọc và Toán tụt hậu đáng kể mà các kỹ năng xã hội và cảm xúc cũng kém xa so với trẻ em ở "mầm non vui chơi".
Thật không may, những kết quả này chỉ xuất hiện sau khi trẻ lớn lên.
Trẻ em cần được kết hợp việc học tập và nghỉ ngơi, học cách kết bạn, cách điều chỉnh cảm xúc và cách cố gắng tự giải quyết một số vấn đề trong khi chơi. Khi đã học được những gì cần học và hiểu được những gì cần hiểu, sức chịu đựng sẽ dần tăng lên.
Sự bận rộn kéo dài sẽ chỉ làm giảm hiệu quả học tập, tốt hơn hết là trẻ nên thư giãn bản thân một cách phù hợp. Nghỉ ngơi hợp lý có thể "sạc năng lượng" để trẻ học tập hết công suất và hiệu quả, đồng thời còn có thể kích thích nội lực của trẻ.